0909 421 624

Các nhà khoa học về môi trường đã nghiên cứu để tìm ra nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, áp dụng vào việc xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ những năm 1930 tới nay. Với rất nhiều công nghệ xử lý tiên tiến như vậy thì công nghệ xử lý nước thải nào phù hợp với Việt Nam và tiên tiến nhất hiện nay. Chúng tôi xin đưa ra 4 công nghệ xử lý nước thải tiên tiến nhất tại Việt Nam hiện nay.

Công nghệ xử lý AAO (Thường được gọi là công nghệ A2O)

Được phát triển vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX bởi các nhà khoa học Nhật Bản. Công nghệ xử lý AAO ngày càng được hoàn thiện về kỹ thuật và quy trình công nghệ. Ngày càng nhiều các công trình xử lý ứng dụng công nghệ AAO để xử lý các loại nước thải khác nhau bao gồm:

  • Xử lý nước thải sinh hoạt.
  • Xử lý nước thải thủy sản.
  • Xử lý nước thải bệnh viện.
  • Xử lý nước thải thực phẩm.

Công nghệ xử lý nước thải AAO được ứng dụng cho các loại nước thải có tỷ lệ BOD/COD > 0.5, hàm lượng các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao. Công nghệ AAO có khả năng xử lý triệt để hàm lượng các chất dinh dưỡng (Nito, photpho) cao. Với đặc điểm vận hành ổn định, dễ dàng công nghệ AAO hứa hẹn là một công nghệ xử lý nước thải ưu việt cho Việt Nam hiện nay. Tham khảo thêm các bài nghiên cứu khoa học về công nghệ AAO:

Công nghệ xử lý AAO có một nhược điểm là quá trình khởi động hệ thống rất lâu do bể sinh học kỵ khí cần thời gian khởi động lâu. Để biết thêm về vi sinh kỵ khí

Công nghệ xử lý nước thải MBBR

Giá thể sinh học dính bám lơ lửng. Được hiểu là công nghệ xử lý nước thảibằng phương pháp vi sinh với các giá thể dính bám lơ lửng. Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh hiếu khí kết hợp với các giá thể đặt chìm trong bể sinh học hiếu khí. Trên bề mặt các giá thể các vi sinh vật bám vào và tạo thành lớp bùn vi sinh trên bề mặt giá thể. Tại lớp trong cùng của bể mặt giá thể chủng vi sinh vật kỵ khí phát triển mạnh mẽ xử lý các hợp chất hữu cơ cao phân tử. Tại lớp gần ngoài cùng thì chủng vi sinh thiếu khí phát triển mạnh sẽ khử Nitrat thành N2 thoát ra khỏi môi trường nước thải.

Công nghệ xử lý màng lọc sinh học

Công nghệ MBR: Membrane Bio-Reactor: được hiểu là bể lọc màng sinh học. Là sự phát triển vượt bậc của các nhà khoa học nghiên cứu về màng lọc trong thế kỷ XXI. Công nghệ trên sử dụng 1 màng lọc có kích thước lỗ màng <0.2 µm đặt trong một bể sinh học hiếu khí. Quá trình xử lý nước thải diễn ra trong bể lọc màng sinh học diễn ra tương tự như trong bể sinh học hiếu khí bình thường nhưng bể lọc màng MBR không cần bể lắng sinh học và bể khử trùng. Quá trình loại bỏ bùn vi sinh khỏi nước được thực hiện bằng màng lọc. Màng lọc với kích thước rất nhỏ sẽ giữ lại các phân tử bùn vi sinh,  cặn lơ lửng và các vi sinh vât gây bệnh ra khỏi dòng nước thải.

Công nghệ xử lý nước thải hóa lý kết hợp với sinh học

Đây là một công nghệ xử lý đơn giản được ứng dụng hầu hết đối với các loại nước thải  công nghiệp và nước thải có độ màu cao hiện nay bao gồm nước thải dệt nhuộm và nước thải mực in