Sự sống của trái đất được khởi nguồn từ axit amino (protein), nước và năng lượng. Theo Tiến sĩ Jennifer Blank thuộc Trung tâm nghiên cứu Nasa.
Ba yếu tố trên là bắt buộc để duy trì sự sống trên trái đất. Làm trong lĩnh vực xử lý nước thải, chúng tôi hiểu rằng, chúng ta phải luôn phải tạo ra những biện pháp và giải pháp xử lý nước thải hiệu quả. Để từ đó bảo tồn và sản sinh nước, duy trì sự sống của chúng ta.
1. Tổng quan về giải pháp xử lý nước và nước thải
Xử lý nước và nước thải là quá trình quan trọng nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm và chất cặn bã từ nước thải trước khi sử dụng, thải ra môi trường hoặc tái sử dụng.
Để đưa ra được giải pháp xử lý nước và nước thải phù hợp với nhà máy của khách hàng. Các giải pháp phải được lựa chọn dựa trên việc đánh giá tính chất của nước thải, mục đích xử lý, và các tiêu chuẩn về môi trường. Theo đó, kết hợp các phương pháp và công nghệ phù hợp để thiết kế hệ thống xử lý nước thải mang lại hiệu quả cao nhất.
Các giải pháp xử lý nước và nước thải đáng chú ý hiên nay, như là:
2. Các giải pháp trong lĩnh vực xử lý nước thải
2.1 Tái sử dụng nước thải
Đang trở lên phổ biến dần trong những năm gần đây. Thuật ngữ tái sử dụng nước thải đang gây được mức độ quan trọng nhất định với những hiệu quả mà nó đã mang lại. Nước thải sau khi được xử lý được nâng lên tiêu chuẩn nước sạch. Đảm bảo chất lượng để phục vụ cho các nhu cầu sử dụng về nước khác nhau. Bao gồm: tưới cây, duy trì mảng xanh, vệ sinh thiết bị vận chuyển, tưới nước cho đường, nhà vệ sinh công cộng, nông nghiệp, ngư nghiệp, ….
Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện các dự án về tái sử dụng nước thải. Hiện nay các dự án nổi bật hơn của chúng tôi, ngoài khả năng tái sử dụng nước thải cho dân sự. Các hệ thống tái sử dụng nước thải của chúng tôi cho phép tuần hoàn một phần hoặc toàn bộ nước sạch sau xử lý cho quy trình sản xuất công nghiệp.
2.2 Xử lý nước thải công nghiệp
Tại TVTS, chúng tôi cung cấp các giái pháp xử lý nước thải cho khu công nghiệp tập trung. Ngoài ra, còn phụ vụ xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải hoặc tái sử dụng trong các ngành sản xuất và công nghiệp:
- Công nghiệp thực phẩm: xử lý, tái sử dụng nước thải thực phẩm.
- Sản xuất cao su: xử lý nước thải cao su.
- Công nghiệp dệt may: xử lý và tái sử dụng nước thải dệt nhuộm, dệt may.
- Công nghiệp sơn: xử lý nước thải sơn
- Công nghiệp da: xử lý nước thải thuộc da
- Sản xuất mạ kim loại, mạ điện: xử lý nước thải xi mạ
- Sản xuất cơ khí, hàn cắt kim loại: Xử lý nước thải gia công cơ khí
- Công nghiệp in ấn: Xử lý nước thải mực in
- Sản xuất giấy: Xử lý và tái sử dụng nước thải nhà máy giấy và bột giấy
- Sản xuất gạch: Xử lý nước thải gạch men
- Công nghiệp giặt, ủi: xử lý nước thải giặt là
- Công nghiệp hóa chất tẩy rửa: xử lý nước thải hóa chất tẩy rửa
- Sản xuất hóa mỹ phẩm: xử lý nước thải hóa mỹ phẩm
- Công nghiệp năng lượng, điện: xử lý nước thải nhà máy điện
- Sản xuất khai thác khoáng sản: xử lý nước thải khai khoáng
- Sản xuất kim loại: Xử lý nước thải kim loại; xử lý nước thải sản xuất thép; …
- Xử lý nước thải làng nghề
- Xử lý và tái sử dụng nước thải lò hơi
- Xử lý nước thải lò mổ
- Sản xuất mía đường: xử lý nước thải mía đường
- Xử lý nước thải nhà máy gỗ
- Xử lý nước thải nhà máy nhựa
- Xử lý nước thải nhà máy xi măng
- Xử lý nước thải nhà máy bia, nước giải khát
- Xử lý nước thải sản xuất chi tin
Và nhiều hơn nữa, …
2.3 Xử lý nước rỉ rác
Nước rỉ rác chứa nhiều thành phần ô nhiễm và độc hại. Chỉ số TDS (Tổng chất rắn hòa tan) trong nước rỉ rác thường giao động từ 1.000 – 60.000 ppm. Còn BOD 5 và COD giao động từ 100 – 60.000 ppm. Để xử lý triệt để chất ô nhiễm trong nước rỉ để đạt tiêu chuẩn xả thải sẽ rất khó khăn và tốn kém.
Tại TVTS, chúng tôi đã hoàn thiện và bàn giao hơn 20 hệ thống xử lý nước rỉ rác trên khắp Việt Nam. Các hệ thống xử lý nước rỉ rác với mục tiêu đạt tiêu chuẩn xả thải loại A, QCVN 25:2009 BTNMT. Hơn thế nữa, một số hệ thống được nâng cấp để chất lượng nước đầu ra đạt chất lượng tái sử dụng cho dân dụng và vệ sinh công nghiệp.
2.4 Xử lý nước thải nguy hại
Nước thải nguy hại thuộc nhóm rất khó xử lý bởi tính chất nước thải rất đặc biệt. Chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong thực tế, khi phải xử lý nước thải nguy hại với nồng độ dung môi rất cao. [ngôi sao xanh]. Do đó, TVTS luôn có sẵn các hệ thống chạy thử nghiệm để đánh giá thực tế một cách chính xác nhất.
Để xử lý nước thải nguy hại đạt các quy định về xả thải đòi hỏi nhà thầu uy tín với đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm thực tế trong việc thực hiện các dự án về xử lý nước thải nguy hại.
Tham khảo một số dự án về nước thải nguy hại mà TVTS đã thực hiện trong mục: Dự án => Dự án nước thải nguy hại.
2.5 Xử lý nước thải y tế
Xử lý nước thải y tế là quá trình xử lý nước thải tại các các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám, phòng thí nghiệm y khoa. Nước thải tại đây sẽ chứa các chất ô nhiễm độc hại, vi khuẩn, virus và các chất hóa học nguy hiểm.
Do đó, quy trình công nghệ xử lý nước thải y tế luôn có những yêu cầu rất cao. Đòi hỏi sự kết hợp của nhiều công nghệ để đảm bảo hiệu quả xử lý là cao nhất.
Thiết kế quy trình xử lý nước thải y tế, ngoài việc đã sử dụng một số công nghệ như: xử lý hóa học, sinh học, vật lý, công nghệ màng RO, …
Trường hợp nước thải y tế chưa đạt tiêu chuẩn xả thải, có thể tham khảo thêm một số công nghệ để xử lý nâng cao như: Công nghệ oxi hóa tiên tiến (Advanced Oxidation Processes – AOPs); Hoặc khử trùng bằng ánh sáng UV kết hợp với H2O2.
2.6 Xử lý nước thải sinh hoạt
Với sự phát triển của khoa học và công nghệ ngày nay. Nước thải sinh hoạt không còn là vấn đề đáng lo ngại. Các giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt cho phép xử lý nước đạt tiêu chuẩn xả thải rất cao mà không yêu cầu chi phí đầu tư quá lớn. Một số giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt nổi bật hiện nay, như:
- Công nghệ màng sinh học MBR, MBBR
- Thiết bị xử lý nước thải, bể UASB
- Công nghệ SBR
- Công nghệ AAO
Minh chứng cho điều này, hầu hết các vấn đề ô nhiễm kênh rạch tại các thành phố lớn đã và đang được xử lý rất hiệu quả. Mang lại không gian trong lành và môi trường lành mạnh cho sự phát triển của hệ sinh thái nước ngọt.
2.7 Xử lý nước thải chăn nuôi
Đối với chăn nuôi hộ gia đình và quy mô nhỏ thường sử dụng bể 3 ngăn (bể tự hoại, bể phốt) để xử lý nước thải. Với lượng nước thải không quá lớn, bể tự hoại được kết hợp để lấy khí sinh học. Nước sau xử lý có thể được sử dụng để tưới tiêu. Mô hình VAC cũng được áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi được xây dựng và lắp đặt trong trường hợp cơ sở chăn nuôi có công suất lớn. Bởi nước thải chăn nuôi thường gây mùi rất nặng đến không khí. Bên cạnh đó, chúng có chứa hàm lượng chất hữu cơ cao (N, P) nên dễ gây phú dưỡng hóa. Dẫn đến làm suy giảm hệ sinh thái nước và chất lượng môi trường xung quanh.
Các cơ sở chăn nuôi áp dụng hệ thống xử lý nước thải ngoài việc nâng cao chất lượng môi trường sống cho vật nuôi. Mà còn giúp nâng cao hiệu quả kinh tế khi khai thác được lượng lớn khí ga sinh học. Xử lý nước thải chăn nuôi heo, gà, tôm, cá, bò, … được áp dụng theo quy chuẩn việt nam QCVN 62-MT/BTNMT.
2.8 Xử lý nước thải nông nghiệp
Nước thải nông nghiệp bao gồm lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm. Việc xử lý nước thải nông nghiệp sẽ mang lại nhiều giá trị về kinh tế và bảo vệ môi trường. Bởi chúng có chứa nhiều chất độc hại như tuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón dư thừa, …
Tuy nhiên, hiện nay các hệ thống xử lý nước thải nông nghiệp chủ yếu được áp dụng tại các cơ sở sản xuất lớn. Hình thức hộ gia đình và canh tác trồng trọt chưa được quản lý chặt chẽ. Dư lượng hóa học trong nước thải vẫn được thải ra môi trường trực tiếp. Gây ô nhiễm nguồn nước mặt nghiêm trọng.
2.9 Xử lý nước thải chế biến thủy sản
Trong nước thải chế biến thủy sản, chỉ số COD khoảng 500 đến 3000 ppm, Nitơ từ 50 đến 200 ppm, SS lên đến 1000 ppm. Việc xử lý nước thải chế biến thủy sản ngày nay không còn gặp nhiều khó khăn bởi sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ.
Do đó, nhiệm vụ của nhà thầu xử lý nước thải là: cung cấp cho các cơ sở, nhà máy chế biến thủy sản một hệ thống xử lý nước thải đơn giản, tối ưu quy trình xử lý mà tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành.
2.10 Xử lý bùn thải
Bùn thải là sản phẩm phụ trong quá trình xử lý nước thải tạo ra. Hoặc có thể là sản phẩm trực tiếp từ các hoạt động sản xuất tạo ra bùn thải.
Một số biện pháp xử lý bùn thải hiệu quả hiện nay là sử dụng máy sấy bùn, máy ép bùn, phơi, …
Bùn cũng được tái sử dụng để làm phân bón, cải tạo đất, ….
3. Giải pháp xử lý nước sạch, nước cấp
3.1 Xử lý nước cấp cho sản xuất
Xử lý nước cấp cho sản xuất là quy trình xử lý nước thủy cục hoặc nước giếng khoan đạt tiêu chuẩn chất lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất. Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ thiết bị và quy trình sản xuất.
Công nghệ được sử dụng để xử lý nước cấp đầu vào cho sản xuất hiện nay chủ yếu là công nghệ màng thẩm thấu ngược RO. Với nước đầu vào là nước sinh hoạt, nước sau xử lý bởi màng RO có thể cho chất lượng gần với nước cất.
3.2 Xử lý nước tinh khiết
Đối với sản xuất công nghiệp nhiệt điện, tẩy rửa tua-bin và một số ngành đặc thù khác. Các thiết bị hoạt động đòi hỏi sử dụng nước tinh khiết (nước cất) hoặc nước siêu tinh khiết (độ dẫn điện gần bằng 0).
Để tạo ra được nước có độ tinh khiết cao, ngoài việc sử dụng công nghệ màng RO. Cần kết hợp cùng một số công nghệ khác như: trao đổi ion; ….
4. Khử muối nước biển, lọc nước biển thành nước ngọt.
Với cấu tạo bề mặt của trái đất với 70% bề mặt là nước biển. Nhằm phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt ở các cùng hải đảo khan hiến nước ngọt, tàu thủy, … và xa hơn trong tương lai khi nguồn nước ngọt ngày càng cạn kiệt. Chúng tôi cung cấp giái pháp xử lý nước biển thành nước ngọt với công suất nhỏ từ 5 đến 10m3 đến hàng trăm mét khối mỗi ngày.
5. Quy trình xử lý nước thải
Quy trình xử lý nước thải đòi hỏi sự tính toán và thiết kế một cách tỉ mỉ và chính xác. Việc kết hợp các phương pháp và công nghệ làm sao để mang lại hiệu quả xử lý cao. Làm sao để quy trình xử lý nước thải là ngắn nhất. Từ đó, giảm sự phức tạp trong quy trình quản lý nhà máy, hiệu suất xử lý tại mỗi phương pháp cao và đơn giản trong vận hành.
Tuy nhiên, đối với một số loại nước thải có tính chất đặc biệt. việc tối ưu quy trình xử lý nước thải sẽ gặp nhiều khó khăn và khó có thể tối ưu quy trình công nghệ.
6. Hệ thống xử lý nước thải
Để khắc phục vấn đề trong quản lý đối với hệ thống xử lý nước thải cồng kềnh. TVTS cung cấp hệ thống xử lý nước thải thông minh, với các thiết bị giám sát từ xa. Cho phép ngắt và điều chỉnh hệ thống tự động thông qua hệ thống quản lý và vận hành.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tính thông minh trong các sản phẩm. Hệ thống quản lý từ xa phù hợp với cả hệ thống xử lý nước thải đơn giản. Tuy nhiên, sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao như khi áp dụng đối với các hệ thống xử lý nước thải vừa và lớn.
Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước thải được TVTS cung cấp luôn được giám sát chặt chẽ bởi hệ thống quan trắc tự động. Cho phép giám sát chất lượng nước và lưu lượng một cách liên tục và chính xác tại mỗi thời điểm.
7. Quy định về xử lý nước thải tại Việt Nam
Trong luật Việt Nam, nghị định, quy định hay tiêu chuẩn được yêu cầu đáp ứng và áp dụng trong lĩnh vực xử lý nước thải bao gồm:
- Luật bảo vệ môi trường 2020
- Nghị định 45/2020/NĐ-CP
- Nghị định 55/2021/NĐ-CP
- Nghị định về thoát nước và xử lý nước thải: nghị định 80/2014/NĐ-CP
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý và quản lý các nhóm nước thải
- Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về thoát nước và xử lý các nhóm nước thải.
8. Thi công công trình xử lý nước thải
Thi công công trình xử lý nước thải là một quy trình yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác và tuân thủ các quy định khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật và quản lý môi trường.
Quá trình thi công thường được chia thành 6 giai đoạn chính:
8.1 Khảo sát và thiết kế
- Khảo sát, kiểm tra thực nghiệm
- Đánh giá thực tế và lên phương án xử lý
- Thiết kế
- Thẩm tra thiết kế, hoàn thiện thiết kế
- Triển khai bản vẽ kỹ thuật thi công
8.2 Chuẩn bị thi công
- Xin cấp phép thi công xây dựng
- Lập kế hoạch thi công
- Chuẩn bị mặt bằng
8.3 Thi công
- Xây dựng cơ sở hạ tầng
- Lắp đặt thiết bị
- Kiểm tra và hiệu chỉnh
8.4 Kiểm tra và vận hành
8.5 Bàn giao, đào tạo, chuyển giao công nghệ
8.6 Bảo trì bảo dưỡng hệ thống
9. Hóa chất xử lý nước thải
Nhân tố quan trọng trong xử lý nước thải, không thể thiếu đó chính là hóa chất. Hóa chất là sản phẩm xúc tác, tạo ra các phản ứng hoặc là chất chuyển hóa. Mục tiêu để chuyển các chất có hại sang vô hại và dễ dàng loại bỏ.
Một số hóa chất xử lý nước thải thường được sử dụng như:
- Hóa chất PAC (phèn nhôm): chất trợ lắng trong quá trình keo tụ.
- Chất phá bọt cho xử lý nước thải (defoamer, antifoam)
- NaOH, Clorin, H2O2, Vôi bột, Chitosan, Ozone, …
- Polymer là hợp chất cao phân tử hỗ trợ cho quá trình keo tụ – tạo bông trong xử lý nước thải.
- Hóa chất javen.
- Metanol
- Soda
10. Tài liệu xử lý nước thải
Tìm hiểu về lĩnh vực xử lý nước thải và chất thải. Tài liệu thường được tìm kiếm nhiều gồm có: sách, sáng chế, nghiên cứu khoa học, đồ án, giáo trình, đánh giá tác động môi trường, tài liệu thiết kế, từ điển, phần mềm, ….
Để khách hàng có thêm niềm tin với TVTS, chúng tôi thường chia sẻ các nội dung trong nghiên cứu của các kỹ sư và thạc sĩ đang công tác tại TVTS. Các phát minh, sáng chế đã được kiểm nghiệm thực tế và được các giáo sư tại các trường đại học chấp thuận.