Nội dung
- 1. Tổng quan về quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải
- 2. Trình tự trong quy trình vận hành nhà máy, trạm xử lý nước thải
- 3. Bảo trì bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải
- 3.1. Kiểm tra và vệ sinh hệ thống lọc
- 3.2. Bảo trì máy bơm
- 3.3. Kiểm tra hệ thống tủ điện và hệ thống điện điều khiển
- 3.4. Bảo dưỡng bể chứa và bể xử lý sinh học
- 3.5. Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị cơ khí
- 3.6. Kiểm tra hệ thống xả bùn
- 3.7. Kiểm tra chất lượng nước đầu ra
- 3.8. Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng
- 3.9. Hướng dẫn vận hành
- 4. Kinh nghiệm sự cố khi vận hành hệ thống xử lý nước thải
1. Tổng quan về quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải
1.1 Kỹ thuật vận hành hệ thống xử lý nước thải
Kỹ thuật vận hành hệ thống xử lý nước thải rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả cho quy trình xử lý. Hướng dẫn vận hành tập trung cung cấp các bước chi tiết về khởi động, vận hành và bảo dưỡng hệ thống. Đồng thời, việc giám sát thường xuyên giúp hệ thống hoạt động ổn định và phát hiện sớm các sự cố.
Video giới thiệu về: Vận hành hệ thống xử lý nước thải nguy hại
Hướng dẫn vận hành trạm xử lý nước thải chủ yếu tập trung vào các trạm đơn lẻ hoặc từng module trong hệ thống. Người vận hành phải nắm vững quy trình kiểm tra và bảo trì. Để đảm bảo hệ thống đạt hiệu suất cao, đồng thời giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn trong suốt quá trình xử lý.
1.2 Quy trình vận hành các công trình xử lý nước thải
1.2.1. Vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải
Trong quản lý và trước khi đưa vào sử dụng chính thức hệ thống xử lý nước thải. Việc vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải là cần thiết để đánh giá hiệu suất toàn diện. Quá trình thử nghiệm giúp phát hiện và khắc phục các vấn đề kỹ thuật. Đồng thời điều chỉnh và thay đổi hệ thống để đáp ứng các yêu cầu vận hành thực tế.
1.2.2 Kiểm tra và giám sát các thiết bị.
Để việc vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả, cần thực hiện các bước kiểm tra và giám sát toàn bộ thiết bị và quy trình như bơm nước, hệ thống lọc và xử lý sinh học. Mỗi bộ phận trong hệ thống phải hoạt động nhịp nhàng và tuân theo quy chuẩn để đảm bảo nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường.
1.2.3 Kiểm soát lưu lượng và chất lượng nước
Trong vận hành hệ thống xử lý nước thải nói chung, và công nghiệp nói riêng. Công tác kiểm soát lưu lượng nước, điều chỉnh các thông số kỹ thuật và giám sát thường xuyên là rất quan trọng. Bởi các chất ô nhiễm nguy hại như hóa chất, dầu mỡ và kim loại nặng có trong nước thải.
1.2.4 Giám sát hệ thống lọc, bể lắng, bể sinh học
Hệ thống xử lý nước, đặc biệt là với nước thải thải sinh hoạt. Nhóm nước thải từ các hoạt động hàng ngày, bao gồm nước từ nhà vệ sinh, bếp và các hoạt động gia đình khác. Quy trình vận hành cần chú trọng hệ thống lọc, bể lắng và xử lý sinh học hoạt động ổn định. Từ đó giúp xử lý hiệu quả và ổn định các chất hữu cơ và cặn bã.
2. Trình tự trong quy trình vận hành nhà máy, trạm xử lý nước thải
Việc vận hành trạm yêu cầu người quản lý nắm rõ từng chức năng cụ thể, kiểm tra thiết bị định kỳ, và đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động. Ghi chép đầy đủ vào nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải. (mẫu nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải)
Một quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải thông thường bao gồm các bước:
2.1. Kiểm tra trước khi vận hành
- Kiểm tra thiết bị: Trước khi bắt đầu, cần kiểm tra toàn bộ các thiết bị trong hệ thống xử lý như máy bơm, van, đồng hồ đo, hệ thống lọc, bể chứa và các thiết bị cơ khí khác.
- Kiểm tra nguồn nước thải: Đo lường và đánh giá lưu lượng, thành phần và tính chất của nước thải đầu vào để xác định phương pháp xử lý phù hợp.
2.2. Khởi động hệ thống
- Khởi động thiết bị: Mở van, khởi động máy bơm và các thiết bị liên quan để bắt đầu quy trình xử lý.
- Điều chỉnh thông số: Kiểm soát và điều chỉnh các thông số kỹ thuật như lưu lượng nước, áp suất và nồng độ hóa chất (nếu có) để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.
2.3. Vận hành hệ thống xử lý nước thải
- Giai đoạn lọc cơ học: Nước thải được đưa qua hệ thống lọc để loại bỏ các tạp chất lớn như rác, cát, và cặn bã.
- Giai đoạn xử lý sinh học: Nước thải được xử lý qua bể sinh học để loại bỏ các chất hữu cơ thông qua quá trình oxy hóa sinh học.
- Xử lý hóa học: Nếu cần, hóa chất có thể được thêm vào để điều chỉnh pH hoặc loại bỏ các chất ô nhiễm đặc biệt.
2.4. Giám sát và điều chỉnh
- Giám sát thông số: Liên tục theo dõi các thông số quan trọng như nồng độ oxy hòa tan (DO), pH, độ dẫn điện, COD, BOD, TSS, …. Để có phương án điều chỉnh và xử lý kịp thời.
- Điều chỉnh hệ thống: Nếu phát hiện thông số không đạt yêu cầu, cần thực hiện điều chỉnh hệ thống hoặc các quy trình phụ trợ.
2.5. Xử lý bùn thải
- Thu gom bùn: Bùn sinh ra từ quá trình xử lý cần được tách riêng, thu gom và xử lý.
- Xử lý bùn: Bùn có thể được xử lý bằng cách làm khô hoặc tiêu hủy, hoặc sử dụng các phương pháp khác tùy thuộc vào quy định và yêu cầu cụ thể.
2.6. Xả nước thải sau xử lý
- Kiểm tra chất lượng nước thải: Thông thường chất lượng nước sau xử lý xả thải ra môi trường được giám sát bởi hệ thống quan trắc chất lượng nước tự động.
- Xả nước: Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu, nước thải đã qua xử lý được xả ra sông, suối hoặc tái sử dụng nếu phù hợp.
2.7. Bảo trì và bảo dưỡng
- Bảo trì định kỳ: Thực hiện các hoạt động bảo trì định kỳ như vệ sinh bể, thay thế hoặc sửa chữa các thiết bị hư hỏng.
- Kiểm tra hệ thống điện: Đảm bảo hệ thống điều khiển tự động và điện luôn trong tình trạng hoạt động tốt.
2.8. Báo cáo và lưu trữ dữ liệu
- Lưu trữ dữ liệu: Ghi chép các thông số kỹ thuật và báo cáo về quy trình vận hành, các sự cố (nếu có) để theo dõi và cải thiện hiệu quả trong tương lai.
3. Bảo trì bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải
Đây được xem là công tác quan trọng để đảm bảo việc vận hành được liên tục. Đồng thời giúp giảm thiểu các sự cố không mong muốn và nâng cao tuổi thọ hệ thống. Bên cạnh đó, quá trình này cũng yêu cầu các tiêu chuẩn và quy định rất khắt khe về an toán. Bởi một sai sót nhỏ có thể dẫn đến cả hệ thống tạm ngừng hoạt động.
Dưới đây là các công tác chính cần thực hiện trong quá trình bảo trì và bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải:
3.1. Kiểm tra và vệ sinh hệ thống lọc
- Vệ sinh các bể lọc: Loại bỏ cặn bã và các chất rắn tích tụ trong các bể lọc, đảm bảo hệ thống lọc không bị tắc nghẽn.
- Thay thế vật liệu lọc: Vật liệu lọc như cát, sỏi hoặc màng lọc cần được thay thế định kỳ để đảm bảo hiệu quả lọc nước.
3.2. Bảo trì máy bơm
- Kiểm tra hoạt động của máy bơm: Đảm bảo máy bơm hoạt động trơn tru, kiểm tra lưu lượng bơm và áp suất.
- Bôi trơn và thay dầu định kỳ: Các bộ phận của máy bơm cần được bôi trơn thường xuyên và thay dầu theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh mài mòn.
- Kiểm tra các đường ống và van: Đảm bảo không có hiện tượng rò rỉ hoặc tắc nghẽn trong hệ thống ống dẫn và các van điều khiển.
3.3. Kiểm tra hệ thống tủ điện và hệ thống điện điều khiển
- Kiểm tra bảng điều khiển: Đảm bảo hệ thống điều khiển tự động và các cảm biến hoạt động bình thường. Công tác thực hiện có thể như: kiểm tra cảm biến đo lưu lượng, pH, nồng độ oxy, ….
- Kiểm tra hệ thống dây điện: Kiểm tra tình trạng dây diện còn tốt, xử lý kịp thời dây điện bị mòn, đứt hoặc bị hư hỏng dễ gây nguy cơ cháy nổ hoặc mất điện.
3.4. Bảo dưỡng bể chứa và bể xử lý sinh học
- Vệ sinh bể chứa: Loại bỏ cặn bã tích tụ trong bể lắng và bể chứa nước thải để tránh tắc nghẽn và giảm hiệu quả xử lý.
- Kiểm tra và thay thế vi sinh vật: Trong các hệ thống xử lý sinh học, cần kiểm tra chất lượng của các vi sinh vật và bổ sung nếu cần thiết để đảm bảo quá trình xử lý sinh học diễn ra hiệu quả.
3.5. Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị cơ khí
- Bảo dưỡng quạt gió và máy nén khí: Đảm bảo rằng các quạt gió và máy nén khí cung cấp đủ oxy cho các quá trình xử lý sinh học. Thực hiện bảo dưỡng định kỳ và thay thế các bộ phận hỏng.
- Kiểm tra các thiết bị cơ khí khác: Các thiết bị như băng tải, motor, cánh khuấy cũng cần được kiểm tra, bôi trơn và thay thế nếu cần.
3.6. Kiểm tra hệ thống xả bùn
- Vệ sinh bể chứa bùn: Loại bỏ bùn thải định kỳ để tránh tình trạng tràn hoặc tích tụ quá mức, gây tắc nghẽn hệ thống.
- Kiểm tra và bảo dưỡng máy ép bùn, thiết bị tách bùn
3.7. Kiểm tra chất lượng nước đầu ra
- Thực hiện kiểm tra thường xuyên: Phân tích chất lượng nước sau xử lý để đảm bảo đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường. Kiểm tra các chỉ số như pH, nồng độ BOD, COD và nồng độ kim loại nặng.
- Hiệu chuẩn thiết bị đo lường: hiệu chuẩn thường xuyên các thiết bị đo để đảm bảo số liệu đo lường được chính xác
3.8. Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng
Xây dựng kế hoạch theo tuần, tháng và năm. Đảm bảo không bỏ sót công việc bảo trì, bảo dưỡng nào.
Ghi chép chi tiết các hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa bằng sổ theo dõi vận hành xử lý nước thải. Để dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu quả vận hành hệ thống.
3.9. Hướng dẫn vận hành
Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên nắm vững các quy trình. Hướng dẫn sử dụng thuần thục các thiết bị, công cụ liên quan. Có tài liệu kèm theo
Diễn tập và hướng dẫn xử lý sự cố bất ngờ. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa tai nạn khi vận hành, bảo trì bảo dưỡng.
4. Kinh nghiệm sự cố khi vận hành hệ thống xử lý nước thải
4.1 Một số tình huống sự cố thường gặp như là:
- Bùn hoạt tính bị nổi lên bề mặt (Bulking Sludge) (Chi tiết)
- Tắc nghẽn bơm hoặc ống dẫn nước (Chi tiết)
- Mùi hôi nặng trong nước đầu ra (Chi tiết)
- Tăng lượng bùn dư (Sludge Overproduction) (Chi tiết)
- Nước thải sau xử lý không đạt tiêu chuẩn xả thải (Chi tiết)
4.2 Hướng dẫn cách xử lý sự cố chung
- Xác định nguyên nhân: Tìm hiểu nguyên nhân chính xác, có thể cần đến một vài thử nghiệm để có thể đánh giá được chính xác từ một ngày nhiều nguyên nhân.
- Giải quyết sự cố: Tự xử lý bằng năng lực hoặc kinh nghiệm có sẵn. Trường hợp không thể tự giải quyết được có thể tham khảo các đơn vị có chuyên môn cao hơn.