1. Sổ nhật ký vận hành là gì?

Nhật ký vận hành được sử dụng nhằm ghi chú lại toàn bộ thông tin của các công việc được thực hiện trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước và nước thải. Nhật ký vận hành giúp kiểm soát, theo gõi và đánh giá chính xác tình trạng của hệ thống. Bên cạnh đó, còn là tài liệu quý giá để truy vết và tìm ra nguyên nhân của các sự cố tại nhà máy.

Mẫu nhật ký vận hành trạm xử lý nước thải

Tải mẫu sổ nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải

2. Thành phần cơ bản của nhật ký vận hành

2.1 Thông tin tổng quan

  • Tên hệ thống/trạm xử lý.
  • Công suất thiết kế (m³/ngày).
  • Nhà thầu quản lý & vận hành.

2.2 Thông số hoạt động hàng ngày

  • Thời gian: thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc.
  • Lưu lượng nước thải: m³/ngày hoặc m³/giờ.
  • Thông số chất lượng nước: pH, nhiệt độ, COD, BOD, TSS, nhiệt độ, Ec,v.
  • Hóa chất sử dụng: Loại hóa chất, nồng độ, liều lượng (kg hoặc lít).
  • Tiêu thụ năng lượng: Điện năng (kWh), nhiên liệu, v.v.

2.3 Kiểm soát sự cố phát sinh

  • Mô tả sự cố (hỏng bơm, tắc nghẽn, bùn nổi, v.v.).
  • Thời gian xảy ra và nguyên nhân ban đầu.
  • Biện pháp xử lý.
  • Thời gian xử lý sự cố hoàn tất
Mau so nhat ky van hanh he thong xu ly nuoc va nuoc thai
Biểu mẫu kiểm soát sự cố và xử lý trong vận hành hệ thống xử lý nước

2.4 Bảo trì & bảo dưỡng

  • Tên thiết bị bảo trì.
  • Thời gian thực hiện và kết quả.
  • Ghi chú linh kiện, thiết bị thay thế (nếu có).

2.5 Nhận xét

Nhận xét & đánh giá hiệu quả vận hành trong ngày. Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả vận hành.

2.6 Chữ Ký Xác Nhận

Chữ ký xác nhận bởi người thực hiện, người ghi chép, quản lý hoặc giám sát.

3. Một số mẫu bảng biểu xuất hiện trong nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước

3.1 Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị

STT Thời gian Hạng mục Giá trị Tình trạng Ghi chú
I Hệ hóa lý
1 Bơm chìm
2 Motor khuấy
3 Bơm trục ngang
II Hệ sinh học
1 Bơm chìm
2 Máy thổi khí
3 Bơm trục ngang
III Hệ hóa chất
1 PAC
2 Polymer
3 NaOH 01
IV Hệ thống điện
V Chỉ số hệ thống
1 Lưu lượng
2 COD
3 BOD
 

3.2 Giám sát và điều chỉnh

STT Thiết bị Thời gian Số lượng Hiện trạng Hiệu chỉnh Ghi chú
I Hệ hóa lý
1 Bơm chìm
2 Motor khuấy
3 Bơm trục ngang
II Hệ sinh học
1 Bơm chìm
2 Máy thổi khí
3 Bơm trục ngang
III Hệ hóa chất
1 PAC
2 Polymer
3 NaOH 01
IV Hệ thống điện

3.3 Thông số vận hành hằng ngày

STT Hạng mục Thời gian Giá trị đầu vào Giá trị đầu ra Ghi chú
1 Lưu lượng
2 pH
3 COD
4 BOD
5 DO
6 TSS
7 Ec
8
9 Xử lý bùn thải

3.4 Hoạt động bảo trì định kì

Ngày bảo trì Hoạt động Người thực hiện Kết quả kiểm tra Ghi chú

3.5 Xự cố và hướng xử lý

Ngày Mô tả xự cố Thời gian xảy ra sự cố Hành động xử lý Kết quả Thời gian hoàn thành Ghi chú
Ngừng hoạt động của bơm Kiểm tra và sửa chữa Hoạt động lại bình thường  

4. Tầm quan trọng của sổ nhật ký vận hành

4.1 Theo dõi và đánh giá hoạt động

Ghi chép lại các thông số hoạt động của hệ thống. Phát hiện sớm các vấn đề để xử lý kịp thời.

4.2 Cung cấp dữ liệu minh chứng

Là tài liệu minh bạch khi cơ quan quản lý môi trường yêu cầu kiểm tra. Là cơ sở để giải quyết tranh chấp hoặc khiếu nại về chất lượng xử lý.

4.3 Hỗ trợ quy trình bảo trì, tối ưu hóa chi phí vận hành

Hệ thống dữ liệu giúp lập kế hoạch bảo trì định kỳ. Phát hiện các vấn đề làm giảm hiệu suất trong hệ thống. Có phương án cải thiện và nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống. Tối ưu và tiết giảm chi phí vận hành.

4.4 Nâng cao ý thức trách nhiệm

Ghi chép chi tiết giúp nhân viên vận hành nâng cao ý thức và chủ động hơn trong công việc. Tuân thủ tốt quy trình và đảm bảo chất lượng.

5. Lưu ý khi sử dụng nhật ký vận hành

5.1 Ghi chép đầy đủ và chính xác

    • Mọi thông số vận hành, sự cố, và hoạt động bảo trì phải được ghi rõ ràng, chính xác ngay sau khi xảy ra.
    • Tránh bỏ sót hoặc ghi không trung thực vì điều này có thể ảnh hưởng đến việc phân tích và xử lý sự cố sau này.

5.2 Thực hiện ghi chép đúng thời gian

    • Thông tin cần được cập nhật theo thời gian thực để đảm bảo tính chính xác và liên tục.
    • Không nên ghi chép dồn vào cuối ngày hoặc cuối ca để tránh sai sót.

5.3 Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn

    • Tránh sử dụng từ ngữ chuyên môn phức tạp mà không giải thích rõ.
    • Cần ngắn gọn nhưng vẫn đủ ý để người khác dễ hiểu khi đọc lại.

5.4 Bảo quản nhật ký cẩn thận

    • Sổ nhật ký cần được lưu trữ ở nơi khô ráo, an toàn, tránh mất mát hoặc hư hỏng.
    • Nếu sử dụng hệ thống ghi chép điện tử, cần đảm bảo sao lưu dữ liệu định kỳ.

5.5 Phân quyền và kiểm tra định kỳ

    • Chỉ định người chịu trách nhiệm ghi chép để đảm bảo tính nhất quán.
    • Quản lý hoặc giám sát cần kiểm tra nhật ký định kỳ để phát hiện kịp thời các lỗi hoặc thông tin bất thường.
Lưu ý khi sử dụng sổ nhật ký vận hành
Hướng dẫn ghi chép sổ nhật ký vận hành

5.6 Ghi chép chi tiết các sự cố và biện pháp xử lý

    • Khi xảy ra sự cố, cần mô tả chi tiết tình huống, nguyên nhân (nếu xác định được), và các bước khắc phục đã thực hiện.
    • Điều này giúp cải thiện quy trình xử lý sự cố trong tương lai.

5.7 Lưu ý thông số quan trọng

    • Các thông số như lưu lượng, pH, DO, COD, BOD, và hóa chất sử dụng cần được kiểm tra và ghi nhận kỹ lưỡng.
    • Sai lệch trong các thông số này có thể là dấu hiệu của sự cố hệ thống.

5.8 Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn

    • Đảm bảo nội dung nhật ký phù hợp với quy định của cơ quan quản lý môi trường hoặc tiêu chuẩn ISO liên quan.
    • Một số ngành yêu cầu lưu trữ nhật ký trong một thời gian nhất định để phục vụ kiểm tra.

5.9 Cập nhật và bảo trì sổ nhật ký điện tử (nếu có)

    • Nếu sử dụng phần mềm quản lý vận hành, cần đảm bảo hệ thống được bảo trì và cập nhật thường xuyên.
    • Kiểm tra tính bảo mật của dữ liệu để tránh thất thoát hoặc bị thay đổi.

5.10 Đào tạo nhân viên vận hành

    • Đảm bảo tất cả nhân viên vận hành được đào tạo cách ghi chép nhật ký đúng quy chuẩn.
    • Tăng cường ý thức trách nhiệm để họ thấy được tầm quan trọng của nhật ký trong quá trình vận hành.

Tải mẫu: mẫu sổ theo dõi vận hành hệ thống xử lý nước thải