Nội dung
1. Giới thiệu về chất thải nguy hại và chất thải lỏng công nghiệp
Ngày nay, khi công nghiệp hóa – hiện đại hóa tăng trưởn mạnh mẽ. Vấn đề xử lý chất thải nguy hại trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp và chính phủ. Chất thải nguy hại không chỉ chứa trong rác thải sinh hoạt, mà chủ yếu phát sinh từ các ngành công nghiệp. Một số ngành được kể đến như: hóa chất, dầu khí, và sản xuất kim loại, …. Trong đó, phổ biến nhất là chất thải lỏng công nghiệp, bao gồm cả chất thải nguy hại lỏng và nước thải độc hại chứa các hợp chất nguy hiểm.
Sự phát thải các loại chất thải lỏng nguy hiểm này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Đặc biệt là khi chứa kim loại nặng và hóa chất độc hại có khả năng gây độc tính cao. Vấn đề quản lý chất thải nguy hại và áp dụng các công nghệ xử lý nước thải độc hại là rất cần thiết. Nhằm để bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên và sức khỏe con người.
2. Phân loại chất thải nguy hại và chất thải lỏng công nghiệp
Chất thải nguy hại và chất thải lỏng nguy hiểm vẫn được phát thải ra môi trường mỗi ngày. Thông qua các hoạt động sản xuất, công nghiệp và sinh hoạt. Việc phân loại chất thải nguy hại giúp đưa ra các giải pháp xử lý thích hợp, đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Sau đây là một số loại chất thải nguy hại:
2.1 Chất thải lỏng công nghiệp
Chất thải lỏng công nghiệp là một dạng chất thải lỏng được thải ra trong quá trình sản xuất công nghiệp. Loại chất thải này bao gồm các hợp chất hóa học, dung môi, và các chất gây ô nhiễm khác. Điển hình trong các ngành công nghiệp như: hóa chất, khai khoáng, chế biến dầu khí và thực phẩm, …. Chất thải lỏng khi này có thể chứa các hợp chất độc hại như kim loại nặng, chất hữu cơ khó phân hủy và dung môi hữu cơ.
2.2 Chất thải nguy hại lỏng và chất thải lỏng từ công nghiệp hóa chất
Chất thải nguy hại lỏng thường là những chất có độc tính cao, khả năng ăn mòn, dễ cháy hoặc chứa các hóa chất độc hại. Đặc biệt, trong ngành công nghiệp hóa chất, các loại chất thải lỏng chứa hợp chất hóa học có khả năng gây ra phản ứng hóa học nguy hiểm khi tiếp xúc với môi trường.
Chất thải lỏng từ công nghiệp hóa chất còn bao gồm các hợp chất có tính axit, bazơ mạnh, dung môi hữu cơ, và chất thải có thể làm biến đổi tính chất vật lý và hóa học của nước. Các thành phần này gây nhiễm độc cho nguồn nước nếu không được xử lý thích hợp.
2.3 Phân loại chất thải nguy hại sinh học, chất thải nguy hiểm từ sản xuất và chất thải nguy hại sinh hoạt
-
Chất thải nguy hại sinh học:
Thường phát sinh từ các cơ sở y tế, phòng thí nghiệm, và các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Chất thải sinh học bao gồm: dịch lỏng, máu, và các hợp chất hữu cơ, …. Chúng mang mầm bệnh nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm hoặc gây hại cho con người và động vật.
-
Chất thải nguy hiểm từ sản xuất:
Được sinh ra từ các quy trình sản xuất công nghiệp như: gia công kim loại, sản xuất giấy và bột giấy, dệt nhuộm, sản xuất dược phẩm,…. Loại chất thải này có thể chứa kim loại nặng, hóa chất độc hại hoặc các hợp chất hữu cơ có độ bền cao trong môi trường.
-
Chất thải nguy hại sinh hoạt:
Phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. Chẳng hạn như chất thải: điện tử, pin, đèn huỳnh quang, và các sản phẩm chứa hóa chất độc hại (chất tẩy rửa, sơn, thuốc trừ sâu, v.v.). Chất thải nguy hại sinh hoạt nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm đất, nước và môi trường.
3. Các thành phần nguy hại trong chất thải lỏng công nghiệp
Chất thải lỏng công nghiệp chứa nhiều thành phần nguy hiểm bởi tính chất đặc biệt của sản xuất. Đòi hỏi phải có các phương pháp xử lý triệt để, nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu tác động đến môi trường. Dưới đây là một số thành phần nguy hại thường gặp trong chất thải lỏng công nghiệp:
3.1 Chất thải hóa chất và nước thải có chứa kim loại nặng
Chất thải hóa chất thường chứa các hợp chất hóa học có độc tính cao. Chúng dễ cháy nổ hoặc có thể phản ứng với các chất khác để tạo ra các hợp chất độc hại hơn. Kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium, và crom là các thành phần thường thấy trong nước thải từ ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất điện tử, và mạ kim loại. Khi các kim loại nặng này xâm nhập vào nguồn nước, chúng sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Sau đó tích tụ trong cơ thể sinh vật, gây hại nghiêm trọng khi tiếp xúc lâu dài.
3.2 Hóa chất độc hại và chất thải có độc tính
Nhiều loại hóa chất độc hại được tìm thấy trong chất thải lỏng công nghiệp như:
- Dung môi hữu cơ
- Các chất bảo quản và phụ gia công nghiệp
- Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi .
Các chất này khi xâm nhập vào môi trường có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước, gây ngộ độc cho động thực vật. Ngoài ra, chúng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, ung thư và các rối loạn về hô hấp và da liễu ở con người.
3.3 Nước thải chứa dầu và các chất thải nguy hại khác
Nước thải chứa dầu phát sinh từ các ngành công nghiệp như lọc dầu, gia công kim loại, và cơ khí. Dầu và các loại mỡ công nghiệp khi thải ra môi trường sẽ tạo thành một lớp màng trên bề mặt nước, ngăn cản quá trình trao đổi oxy và ảnh hưởng đến sự sống của các loài thủy sinh.
Bên cạnh đó, nước thải chứa dầu còn có thể chứa các chất phụ gia độc hại khác, làm tăng tính độc hại của nước thải. Các loại chất thải nguy hại khác bao gồm:
- Các chất phóng xạ
- Thuốc bảo vệ thực vật
- Hóa chất bảo quản thực phẩm,….
Trước những thông tin cụ thể về chất thải lỏng và tính nguy hại của chúng. Việc tìm ra các giải pháp nhằm xử lý triệt để chất thải nguy hại là vô cùng cần thiết. Các công nghệ xử lý chất thải lỏng hiện nay đã không còn hiệu quả. Bởi sự phức tạp trong thành phần và tính chất của nước thải ngày một gia tăng.
Hiểu được nhu cầu của thị trường. TVTS trang bị hệ thống xử lý chất thải lỏng nguy hại công suất nhỏ (Pilot). Pilot sẽ chạy thực nghiệm tại nhà máy khi được yêu cầu. Sau đó đánh giá hiệu quả của công nghệ trước mỗi loại nước thải có tính chất khác nhau. Từ đó đưa ra được các giải pháp và kết luận phù hợp cho mỗi nhà máy.