Trong bối cảnh các quy định về môi trường ngày càng khắt khe và ý thức bảo vệ tài nguyên nước ngày càng cao. Cách lựa chọn hệ thống xử lý nước, nước thải và tái sử dụng nước thải phù hợp trở nên quan trọng  đối với mỗi doanh nghiệp. Một hệ thống xử lý hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý mà còn giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về các tiêu chí lựa chọn hệ thống xử lý nước và nước thải dựa trên nhu cầu và ngân sách của doanh nghiệp.

Hướng Dẫn Cách Lựa Chọn Hệ Thống Xử Lý Nước, Nước Thải Và Tái Sử Dụng Nước Thải Phù Hợp Cho Doanh Nghiệp

1. Xác Định Loại Nước Cần Xử Lý

Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định loại nước mà họ cần xử lý, từ đó lựa chọn hệ thống phù hợp với nhu cầu cụ thể.

Cach lua chon he thong xu ly nuoc phu hop la xac dinh loai nuoc thai
Cách lựa chọn hệ thống xử lý nước thải phù hợp với từng loại nước thải

Có ba loại nước chính mà các doanh nghiệp thường phải xử lý:

1.1 Nước cấp

Đây là nguồn nước sạch được sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất. Tùy thuộc vào chất lượng nước nguồn (nước bề mặt hay nước ngầm), doanh nghiệp cần lựa chọn hệ thống xử lý nước cấp phù hợp. Mục tiêu đảm bảo đạt chuẩn nước sinh hoạt hoặc sản xuất an toàn.

Tham khảo quy chuẩn nước sạch tại Việt Nam: QCVN 01-1:2018/BYT

1.2 Nước thải sinh hoạt

Đối với các doanh nghiệp có hoạt động sinh hoạt nội bộ như: văn phòng, nhà máy sản xuất, …. Việc xử lý nước thải sinh hoạt là bắt buộc. Các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cần đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn xả thải. Quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt tại Việt Nam: QCVN 14:2008/BTNMT.

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt được quan tâm: công nghệ hóa lý vi sinh, công nghệ màng MBR, ….

1.3 Nước thải công nghiệp

Đối với các ngành công nghiệp, nước thải chứa nhiều hóa chất và chất ô nhiễm đặc thù. Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp phải được thiết kế để loại bỏ các chất gây hại này trước khi xả ra môi trường hoặc tái sử dụng.

Nước thải công nghiệp được phân chia rất đa dạng. Phân chia theo từng ngành sản xuất, theo tiêu chuẩn của các khu công nghiệp, …. Do đó, việc xác định rõ loại nước cần xử lý là bước đầu tiên để lựa chọn hệ thống xử lý nước phù hợp.

2. Đánh Giá Quy Mô Và Nhu Cầu Xử Lý Của Doanh Nghiệp

Quy mô và nhu cầu xử lý nước là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn công nghệ và quy mô của hệ thống xử lý. Các yếu tố cần xem xét bao gồm:

Lượng nước cần xử lý hàng ngày:

Doanh nghiệp cần tính toán lượng nước sử dụng hàng ngày, từ đó lựa chọn hệ thống có công suất phù hợp. Các hệ thống xử lý nước có công suất từ nhỏ đến lớn, phục vụ cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ (nhà hàng, khách sạn) đến các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.

Chất lượng nước đầu vào và yêu cầu nước đầu ra:

Doanh nghiệp cần đánh giá chất lượng nước đầu vào và xác định mục tiêu chất lượng nước đầu ra sau khi xử lý. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn công nghệ xử lý (lọc, khử trùng, xử lý hóa học, vi sinh, v.v.).

Nhu cầu tái sử dụng nước:

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu tái sử dụng nước sau khi xử lý, hệ thống phải được thiết kế phù hợp với mục đích tái sử dụng (tưới tiêu, làm mát, hoặc phục vụ các hoạt động sản xuất khác).

Danh gia nhu cau va quy mo cua nha may
Đánh gia nhu cầu, tiêu chuẩn và quy mô của nhà máy

3. Lựa Chọn Công Nghệ Xử Lý Nước Phù Hợp

Có nhiều công nghệ xử lý nước và nước thải khác nhau trên thị trường, mỗi công nghệ có ưu điểm và hạn chế riêng. Doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn công nghệ phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình.

Công nghệ sinh học:

Các hệ thống xử lý sinh học (như bể Aerotank, bể SBR) sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Đây là công nghệ phổ biến và hiệu quả cho các loại nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp có hàm lượng hữu cơ cao.

Công nghệ hóa lý:

Các hệ thống này sử dụng các phương pháp hóa học (keo tụ, kết tủa) và vật lý (lọc, lắng) để loại bỏ tạp chất trong nước. Công nghệ này phù hợp với các loại nước thải chứa kim loại nặng, dầu mỡ hoặc các chất hóa học khó phân hủy.

Công nghệ màng lọc:

Màng lọc RO, UF, MF) là giải pháp tiên tiến để loại bỏ các hạt nhỏ, vi sinh vật và ion hòa tan trong nước. Công nghệ màng lọc thích hợp cho các ứng dụng xử lý nước cấp tinh khiết hoặc tái sử dụng nước trong các ngành công nghiệp yêu cầu cao về chất lượng nước.

Công nghệ khử trùng:

Tùy thuộc vào yêu cầu chất lượng nước đầu ra, doanh nghiệp có thể cần áp dụng các phương pháp khử trùng như sử dụng clo, ozone hoặc tia cực tím (UV) để đảm bảo nước sạch và an toàn.

Công nghệ bay hơi:

Một số hệ thống bay phổ biến hiện nay như là: Bay hơi chân không bơm nhiệt, bay hơi tuần hoàn cưỡng bức, bay hơi dạng tấm, …

Tham khảo thêm một số công nghệ tái sử dụng nước thải tiên tiến 2024

Cach lua chon cong nghe va phuong phap xu ly nuoc phu hop
Cách lựa chọn công nghệ và phương pháp xử lý nước thải hiệu quả

4. Cân Nhắc Về Chi Phí Đầu Tư Và Vận Hành

Ngân sách là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần cân nhắc khi lựa chọn hệ thống xử lý nước và nước thải. Chi phí không chỉ dừng lại ở việc mua sắm và lắp đặt hệ thống mà còn bao gồm chi phí vận hành và bảo trì trong suốt vòng đời của hệ thống.

Chi phí đầu tư ban đầu (CAPEX):

Đây là khoản chi phí lớn nhất bao gồm thiết bị, vật liệu xây dựng, và công lắp đặt hệ thống. Doanh nghiệp cần lựa chọn giải pháp phù hợp với khả năng tài chính, đồng thời đảm bảo chất lượng và hiệu suất của hệ thống.

Chi phí vận hành (OPEX):

Bao gồm chi phí điện năng, hóa chất, nhân công vận hành hệ thống hàng ngày. Các công nghệ tiên tiến có thể giúp tiết kiệm năng lượng và hóa chất, từ đó giảm chi phí vận hành dài hạn.

Chi phí bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa:

Hệ thống xử lý nước yêu cầu bảo trì định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định. Doanh nghiệp cần tính toán cả chi phí thay thế linh kiện, bảo trì và kiểm tra hệ thống định kỳ.

5. Tuân Thủ Các Quy Định Pháp Lý

Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng hệ thống xử lý nước và nước thải được thiết kế và vận hành tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Các yếu tố cần cân nhắc bao gồm:

Giấy phép môi trường:

Doanh nghiệp cần đảm bảo có giấy phép xả thải từ cơ quan quản lý môi trường trước khi triển khai hệ thống xử lý nước.

Tiêu chuẩn chất lượng nước thải:

Hệ thống xử lý phải đảm bảo nước thải đầu ra đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nước thải theo quy định của pháp luật.

Báo cáo giám sát môi trường:

Doanh nghiệp cần tuân thủ yêu cầu báo cáo giám sát môi trường định kỳ, bao gồm kiểm tra chất lượng nước và nước thải sau khi xử lý.

Kết Luận

Việc lựa chọn hệ thống xử lý nước, nước thải và tái sử dụng nước thải phù hợp là một quyết định chiến lược quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng các tiêu chí như loại nước cần xử lý, quy mô nhu cầu, công nghệ phù hợp, chi phí đầu tư và vận hành, cũng như tuân thủ các quy định pháp lý.

Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Thịnh Vượng tự hào là đối tác đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong việc cung cấp các giải pháp xử lý nước toàn diện, đáp ứng mọi nhu cầu và ngân sách. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn chuyên sâu và giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn.