Khái niệm về màng sinh học MBR?
Công nghệ màng sinh học MBR được viết tắt từ cụm từ Membrane Bioreactor. Được khái quát là sự kết hợp giữa vi sinh trong bể bùn hoạt tính lơ lửng và công nghệ màng lọc sợi rỗng trong xử lý nước thải.
Hàm lượng bùn trong bể sinh học sẽ được giữ lại thông qua cơ chế vi lọc của màng, nhờ kích thước nhỏ (µm) nên nước thải sau khi ra khỏi màng có chất lượng rất tốt.
Đây là công nghệ xử lý nước thải tiên tiến đang được sử dụng rộng rãi cho nước thải đô thị và công nghiệp trong các dự án lớn trên khắp Việt Nam và thế giới
Nguyên lý hoạt động của màng sinh học MBR
- Màng sinh học MBR được đặt trong bể sinh học hiếu khí lơ lửng Aerotank
- Nước thải được thẩm thấu qua màng lọc vào ống mao dẫn nhờ những vi lọc có kích thước rất nhỏ từ (0.01 ~ 0.2 µm), chỉ cho nước sạch đi qua giữ lại bùn, chất rắn vô cơ, hữu cơ, vi sinh trên bề mặt màng
- Hệ thống bơm bút sẽ hút nước từ ống mao dẫn ra bể chứa nước sạch, bơm hút được cài đặt hoạt động 10 phút chạy, 1-2 phút ngừng hoạt động tùy theo mức hiệu chỉnh.
- Khi áp suất trong màng vượt quá áp suất 50kpa so với bình thường (từ 10 – 30 kpa) thì hệ thống bơm hút sẽ ngừng hoạt động, đồng thời kích hoạt bơm rửa ngược để rửa màng đảm bảo màng sinh học MBR không bị tắc nghẽn.
Khả năng xử lý các chất ô nhiễm của công nghệ màng sinh học MBR
Công nghệ MBR phù hợp để xử lý rất nhiều loại nước thải khác nhau như:
Nước thải sinh hoạt
Đang cập nhật
Nước thải công nghiệp
Đang cập nhật
Nước thải các nhà máy sản xuất
Đang cập nhật
Nước thải thủy sản
Đang cập nhật
Nước thải rỉ rác
Đang cập nhật
Ưu nhược điểm của công nghệ màng sinh học MBR
Ưu điểm của công nghệ màng MBR
- Công nghệ màng lọc MBR được xem là công nghệ mới, triển vọng của tương lai có thể loại bỏ chất ô nhiễm khá triệt để
- Màng lọc MBR có thể sử dụng cho bể sinh học hiếu khí và kỵ khí
- Sự kết hợp màng lọc MBR và bể sinh học như là một giai đoạn trong quy trình xử lý nước thải đóng vai trò thay thể bể lắng 2 giúp tiết kiệm diện tích, đồng thời có thể hoạt động ở nồng độ bùn cao hơn, giúp giải quyết
- Nước thải đầu ra có chất lượng tốt do loại bỏ được vi khuẩn, vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, Coliform, E-Coli gây bệnh
- Do hoạt động ở nồng độ bùn cao nên hiệu suất của công nghệ màng tăng từ 20-30%, nước thải sau xử lý có thể tái sử dụng cho việc tưới cây, vệ sinh …
- Có thể thiết kế dạng modul áp dụng được nhiều quy mô công trình
- Màng lọc MBR được phủ một lớp polymer thấm nước thuộc nhóm hydroxyl nên tuổi thọ cao, đảm bảo được độ bền và độ ổn định của hệ thống xử lý
Nhược điểm của công nghệ MBR
- Không sử dụng được với các loại nước thải có độ màu cao và có quá nhiều hoá chất, do rất dễ bị tắc màng thường xuyên khi không vệ sinh định kỳ và đúng cách.
- Mất khoản phí mua hoá chất để để vệ sinh màng MBR.
Tuỳ thuộc vào mỗi loại nước thải riêng biệt sẽ có chu kỳ xử lý màng lọc khác nhau.