Tái sử dụng nước thải
Giải pháp xử lý nước thải toàn diện
Tái sử dụng nước thải là việc sử dụng máy móc và thiết bị để xử lý nước thải. Nước sau quá trình xử lý đạt các tiêu chuẩn về nước sạch và được sử dụng vào các mục đích khác nhau.
Việc tái dùng nước giúp xử lý và sử dụng các nguồn nước hiệu quả hơn. Từ đó tạo ra lợi ích kinh tế vô cùng to lớn cho các doanh nghiệp và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quá trình xử lý nước thải để sử dụng lại là cách khai thác nước hiệu quả. Đưa nước đã được khai thác đi vào một vòng tuần hoàn khép kín, không tạo ra nước thải gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường và hệ sinh thái.
Tái sử dụng nước và nước thải là việc sử dụng lại nguồn nước đã qua sử dụng. Tùy thuộc từng mục đích sử dụng và để đạt được chất lượng nước mong muốn mà nước tái sử dụng được xử lý bằng các quy trình công nghệ khác nhau.
Do đó, khi nhắc đến việc tái sử dụng nước thải không có nghĩa là nước sạch sau quá trình xử lý phải là nước tinh khiết. Chất lượng nước sau quá trình xử lý để tái sử dụng sẽ phụ thuộc vào mục đích cụ thể của từng nhà máy.
Nước thải sau xử lý có thể được sử dụng cho việc:
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa nên có lượng mưa lớn quanh năm, khoảng 1500 đến 2000 mm (nguồn Luật Hoàng Phi).
Đặc điểm địa hình nhiều song ngòi, kênh rạch, có đồng bằng phù sa, đường ven biển dài giúp lượng nước ngọt ở nước ta luôn đầy đủ. Nhưng không có nghĩa chúng ta sẽ không rơi vào tình trạng thiếu nước sạch để sử dụng.
Tình trạng thiếu nước sẽ báo động bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như là:
Trước thực trạng nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, trong khi nước ngọt đang ngày một suy thoái và cạn kiệt. Chúng ta sẽ sớm đối diện với thực trạng thiếu nước sạch nếu chúng ta không hành động.
Việt Nam là quốc gia có nguồn nước ngọt đồi dào, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp và các nhà máy sản xuất. Sản sinh ra lượng nước thải rất lớn mỗi ngày. Từ đó vấn đề tái sử dụng nước tại đây là rất tiềm năng.
Bên cạnh đó, nước thải tại hầu hết các nhà máy đang được xử lý sơ bộ và đưa vào khu xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. Doanh nghiệp phải chi một khoản chi phí định kỳ cho việc xả thải vào khu xử lý tập trung.
Hơn thế, đã có không ít những doanh nghiệp rất quan tâm đến nền kinh tế tuần hoàn. Chủ động lắp đặt và nâng cấp các hệ thống xử lý nước thải của nhà máy. Nâng chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn sử dụng cho việc vệ sinh xe chở hàng, làm mát đường nhựa, ….
Chủ trương của nhà nước đều đang thúc đẩy nền kinh tế xanh. Phát triển kinh tế bền vững với bảo vệ môi trường. Do đó việc tái sinh nước thải luôn được quan tâm và khuyến khích.
Tất cả đều chỉ rõ, Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng trong phát triển hệ thống xử lý nước thải với chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn nước sạch để sử dụng.
Đối với vấn về tái sử dụng nước thải, chất lượng nước thải sau xử lý cần loại bỏ hoàn toàn các thành phần độc hại, nguy hại, vi khuẩn, virus, …. Thường phải đạt các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch.
Trong đó, đối với việc sử dụng nước trong các ngành công nghiệp sản xuất. Các nhà máy sẽ đưa ra từng yêu cầu cụ thể đối với chỉ số chất lượng nước. Việc này đảm bảo rằng nước được tái sử dụng cho phép đạt tiêu chuẩn tuần hoàn về toàn bộ hoặc một phần của quy trình sản xuất.
Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số công nghệ tái sử dụng nước thải mang lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp.
Đứng đầu trong Top công nghệ tái sử dụng nước thải phổ biến hiện nay đó là công nghệ màng thấm thấu ngược RO.
Công nghệ màng được ra đời từ những năm 50 của thế kỷ trước. Nhưng không thể chối bỏ được phát minh tuyệt vời của nhà khoa học Oragin. Màng RO mỗi ngày đều được cải tiến và nâng cấp để khắc phục những nhược điểm trong quá trình vận hành.
Cơ chế lọc vật lý chỉ cho phép phân tử nước đi qua màng. Dưới tác động của áp lực cao và hệ thống tẩy rửa tự động. Đến nay, công nghệ màng RO vẫn đang là công nghệ xử lý nước phổ biến và tốt nhất.
Việc sử dụng và kết hợp công nghệ thẩm thấu ngược RO vào quy trình xử lý nước thải mang lại chất lượng nước đạt tiêu chuẩn tái sử dụng cao. Tăng khả năng thu hồi nước và giảm chi phí hóa chất vận hành.
Chúng tôi đã và đang hợp tác công nghệ với các hãng sản xuất màng RO hàng đầu thế giới, như là:
– Màng RO ROCHEM, Đức.
– Hãng màng R.O DUPONT Filmtec (tên cũ RO DOW Filmtec), Mỹ.
– Màng RO Unisol, WTA Đức.
– Màng RO Toray.
Cùng chung cơ chế lọc vật lý như màng RO còn có các loại màng lọc khác như màng vi lọc (MF), màng siêu lọc (UF), màng nano (NF). Chúng chủ yếu được sử dụng phối hợp cùng với màng RO để nâng cao hiệu quả xử lý nước. MF, UF, NF khác nhau ở kích thước lỗ màng và khả năng loại bỏ vật chất.
Vi lọc (MF) là quá trình loại bỏ vật lý các chất rắn lơ lửng khỏi nước, qua màng. Vi lọc thường được sử dụng cùng với các quá trình phân tách khác như siêu lọc UF và thẩm thấu ngược RO.
Các bộ lọc được sử dụng trong vi lọc có kích thước lỗ lọc khoảng 0,1 – 10micron. Vi khuẩn và chất rắn lơ lửng là yếu tố chủ yếu có thể được loại bỏ thông qua vi lọc.
Siêu lọc (UF) ngăn chặn vi-rút, đòi hỏi áp lực cao hơn một chút để đạt được điều này. Bộ lọc siêu lọc có kích thước lỗ khoảng 0,01 micron (hoặc nhỏ hơn).
NF có thể được sử dụng trong các quy trình: Xử lý nước tinh khiết; Tiền xử lý trước cho RO; Nước sản xuất dược phẩm, dệt may, làm bánh, sữa, ….
Bên cạnh các công nghệ màng còn có màng sinh học MBR. Là hệ thống xử lý vi sinh của nước thải bằng công nghệ lọc màng. Đây là công nghệ xử lý nước thải được sử dụng rộng rãi cho nước thải đô thị và công nghiệp trong các dự án lớn trên khắp Việt Nam và thế giới.
Màng MBR là một công nghệ nâng cấp của quá trình xử lý hoạt tính truyền thống (CAS). Trong đó, module màng MBR được nhúng vào bể Aerotank hoặc đặt vào bể riêng.
Công nghệ màng RO có khả năng xử lý nước cao nhất. Có thể đưa độ khoáng TDS về khoảng 300 – 500 ppm. Tuy nhiên, khi mục đích sử dụng yêu cầu chất lượng nước là siêu tinh khiết có TDS < 5ppm. Chúng ta cần có sự góp sức của một số công nghệ khác như: Thiết bị bay hơi; Công nghệ trao đổi ion – exchange; …
Thiết bị bay hơi có tên tiếng anh là Evaporators. Là thiết bị sử dụng nhiên liệu đốt để đun sôi dung dịch tạo thành hơi nước và thu được nước tinh khiết. Nhiệt lượng sinh ra trong quá trình xử lý có thể được phục vụ cho nhu cầu về nhiệt ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thiết bị bay hơi cho phép phân tách chất thải lỏng thành nước sạch tinh khiết và chất rắn. Nên sau quá trình xử lý nước bằng thiết bị bay hơi sẽ không còn nước thải để xử lý tiếp.
Ưu điểm của công nghệ là cho chất lượng nước sau xử lý siêu sạch, gần với nước cất.
Tuy nhiên, nhược điểm đó là chi phí đầu tư thiết bị bay hơi khá cao. Chủ yếu thiết bị bay hơi được các đơn vị sản xuất ứng dụng vào quy trình Zero liquid discharge – ZLD (không xả thải chất lỏng).
Trao đổi ion DI (Deionication) là một quá trình sử dụng hạt nhựa để xử lý nước. Dựa trên nguyên tắc ion khác cực thì hút nhau, sử dụng hạt nhựa có chứa các ion đưa vào nước thải cần xử lý. Khi đó, các ion tạp chất có trong nước sẽ được thay thế bởi các ion có trong hạt nhựa.
Cations | Anions |
Calcium (Ca2+) | Chloride (Cl-) |
Magnesium (Mg2+) | Bicarbonate (HCO3-) |
Sodium (Na+) | Nitrate (NO3-) |
Potassium (K+) | Carbonate (CO32-) |
Iron (Fe2+) | Sulfate (SO42-) |
Quá trình tinh lọc ion trong nước sẽ làm cho nước có chất lượng rất cao. Có hai loại thiết bị khử ion trong nước phổ biến đó là two-bed hoặc mixed-bed.
Mỗi loại công nghệ và nhà cung cấp dịch vụ đều có điểm mạnh riêng. Việc lựa chọn ra công nghệ xử lý nước thải và nhà cung cấp uy tín để đạt được nguyện vọng sẽ rất khó khăn. Vì thực tế sẽ luôn sai số so với lý thuyết.
Hiểu được những khó khăn mà khách hàng và chủ đầu tư đang gặp phải. Chúng tôi đã dành nhiều năm để nghiên cứu, đánh giá thực nghiệm các công nghệ xử lý nước thải tái sử dụng. Đã và đang đưa ra những giải pháp hiệu quả cho từng dự án tại Việt Nam.
Hợp tác đa dạng với các hãng cung cấp màng RO. Cho phép TVTS dễ dàng thích nghi với các hệ thống xử lý nước thải hiện hữu của các nhà máy. Am hiểu về kỹ thuật và tính năng của các dòng sản phẩm. Chúng tôi dễ dàng nâng cấp, thay thế, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy của bạn.
Mỗi hệ thống xử lý nước thải được TVTS nghiên cứu và thiết kế rất cẩn thận. Chúng tôi dùng hệ thống mini (Pilot) để chạy thử nghiệm nước thải tại nhà máy. Từ đó, đưa ra những phân tích và đánh giá cụ thể nhất. Lên phương án thiết kế và thi công lắp đặt phù hợp với mỗi nhà máy sản xuất.
Các chi tiết và bộ phận lớn nhỏ trong hệ thống tái sử dụng nước thải luôn được TVTS chú trọng. Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về: an toàn điện, phòng cháy chữa cháy, chống ăn mòn vật liệu, an toàn vệ sinh môi trường, ….
Hiện nay, quy trình công nghệ tái sử dụng nước thải tại TVTS mang lại rất nhiều thành công tại các nhà máy mà chúng tôi đã thực hiện. Đáp ứng được các yêu cầu tuần hoàn nước cho một số ngành sản xuất như:
Ngành nhiệt điện | Thông thường không có tái sử dụng. |
Dệt nhuộm | Đạt chuẩn cho các quy trình trong sản xuất: nấu, giặt, tẩy trắng, làm bóng, nhuộm in, …. |
Sản xuất giấy | Quá trình nấu, rửa sau nấu, rửa thiết bị, rửa sàn …. |
Xi mạ | Phục vụ sản xuất, tẩy rửa bề mặt kim loại. |
Điện tử | Rửa linh kiện điện tử, rửa các thành phần chất bán dẩn trong sản xuất, làm sạch hoặc đông khắc, quá trình oxi hoá bề mặt silicon, chuẩn bị mạ, …. |
Bia, thực phẩm, nước giải khát | Nấu, đường hoá, ủ nha, lên men, vệ sinh, …. |
Dược Phẩm | Đạt chuẩn cho các quy trình trong sản xuất: Lò hơi, nồi hấp triệt trùng thuốc tiêm – nhỏ mắt, súc rửa chai lọ, máy móc, …. |
Nước thải sinh hoạt sau khi qua các quá trình xử lý nước có thể được sử dụng để duy trì mảng xanh, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh đường bộ, giải trí, ….
Nước thải nguy hại (nước thải được thải ra từ các quá trình sản xuất tạo ra chất thải nguy hại, rửa vết hàn, sản xuất bo mạch điện tử, …) | Hoạt động dân sự. |
Nước rỉ rác (nước thải được thu gom từ các bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, …) | Hoạt động dân sự. |
Và các nhóm nước thải khó xử lý có chỉ số TDS lên đến 100.000 ppm | Hoạt động dân sự. |
Chúng tôi đề cập quy trình tái sử dụng nước ngưng của thiết bị bay hơi cà phê trong nhà máy sản xuất cà phê sấy lạnh tại Việt Nam.
Nước thải sau khi được xử lý yêu cầu đạt tiêu chuẩn QCVN 01- 1: 2018 BYT.
Hệ thống tái sử dụng nước thải có giá từ 9,000,000 vnđ/m3 nước sạch. Giá sẽ tỉ lệ thuận với mức độ phức tạp của nước thải cần xử lý và chất lượng nước đầu ra.
Tại TVTS, chúng tôi lắp đặt hệ thống xử lý nước với các thiết bị tiên tiến, hiện đại, tuổi thọ cao. Thiết bị được nhập khẩu từ các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới từ các quốc gia như Mỹ, Đức, Ý, Anh, Pháp, Nhật Bản, ….
Khi được yêu cầu cho mỗi dự án xử lý nước thải, TVTS sẽ cùng khách hàng lên Capex và Opex, cũng như đánh giá hiệu quả trong đầu tư hệ thống. Chúng tôi thấy rằng, khi công suất nước xử lý càng lớn thì hiệu quả đầu tư hệ thống về lâu dài càng cao.
Trong kinh tế, tái sử dụng nước giúp tiết kiệm được chi phí sử dụng nước thủy cục, chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước cấp đầu vào cho quy trình sản xuất và chi phí xử lý nước thải.
Một hệ thống xử lý nước đạt tiêu chuẩn tái sử dụng và quay về đầu vào của quy trình sản xuất còn tiết kiệm được chi phí xử lý nước, diện tích lắp đặt bồn bể và chi phí xả thải vào khu xử lý tập trung thuộc các cụm khu công nghiệp, khu chế xuất.
Trong Nghị định 80/2014/NĐ-CP, Điều 24 quy định việc tái sử dụng nước thải phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam (TCVN) và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam (QCVN). Được phép sử dụng nước tái chế vào các mục đích khác nhau nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
Một số TCVN, QCVN được tham khảo theo mục đích sử dụng nước tái chế:
Mục đích | Quy chuẩn – tiêu chuẩn chất lượng nước |
Tưới cây | Cột B1, QCVN 08-MT:2015/BTNMT. |
Nước dùng cho nhà vệ sinh | QCVN 01-01:2018/BTNMT. |
Vệ sinh xe công nghiệp, rửa đường | QCVN 40:2011/BTNMT. |
Làm mát tháp giải nhiệt nhà xưởng | QCVN 01-01:2018/BTNMT. |
Hệ thống phòng cháy chữa cháy | Tùy thuộc vào hệ thống PCCC của nhà máy, thông thường đường dẫn ống nước của hệ thống PCCC sẽ được đặt ở hồ sinh học nơi chứa nước sạch sau hệ thống xử lý. |
Bên cạnh đó, Dự thảo mới về quản lý tài nguyên nước năm 2023 có quy định mới trong tuần hoàn và tái sử dụng nước thải. Nêu rõ:
(Nguồn: Báo nhân dân)
Thủ tục xin cấp phép tái sử dụng nước thải | Liên hệ hotline |
Mẫu nhật ký vận hành hệ thống tái sử dụng nước thải | Tải xuống |
Tìm kiếm sách xử lý, tái sử dụng nước thải | Xem |
Bản vẽ P&ID của dự án xử lý nước thải cà phê | Liên hệ hotline |