1. Nước thải khu công nghiệp và thực trạng xử lý nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp luôn là vấn đề được các quốc gia quan tâm và chú trọng. Vấn đề xử lý nước thải ngày nay không còn gặp nhiều khó khăn với sự phát triển của khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp cũng đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với các hệ thống xử lý nước thải. Dẫn đến các hệ thống hiện tại không đáp ứng được công suất xử lý hay chất lượng nước thải sau xử lý.

Lý do có thể do sự thay đổi trong tính chất của nước thải đầu vào. Dẫn đến một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa đạt sau xử lý bị thải trực tiếp ra môi trường. Điều này gây ra ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.

Xử lý nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmi, …. Những chất này không chỉ gây ô nhiễm mà còn có thể tích tụ trong cơ thể sinh vật, gây ra các bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại khác như sắt, kẽm, và đồng. Dù những kim loại này có thể không độc hại ở nồng độ thấp, nhưng khi tích tụ với nồng độ cao, chúng cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe.

2. Tổng quan về xử lý nước thải công nghiệp, ý nghĩa và vai trò

Xử lý nước thải công nghiệp là gì? Là quá trình loại bỏ các chất ô nhiễm và độc hại ra khỏi nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường.

Quá trình thoát nước và xử lý nước thải bao gồm nhiều bước, từ việc thu gom, lọc bỏ các tạp chất rắn, đến các quá trình hóa học và sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm hòa tan. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo rằng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn an toàn cho môi trường và con người.

Ngành xử lý nước thải công nghiệp giữ một vai trò quan trọng. Bởi công nghiệp sử dụng một lượng nước sạch khổng lồ, theo đó cũng thải ra một lượng nước thải ô nhiễm nặng nề. Tuy nhiên, công nghiệp lại là yếu tố xây dựng nên thành công trong sư nghiệp phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia.

Do đó, ngành xử lý nước thải công nghiệp đang hỗ trợ mạnh mẽ vào việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước.

2.1 Giới hạn các nhóm nước thải thuộc nước thải khu công nghiệp

Phạm vi xử lý nước thải khu công nghiệp bao gồm và không giới hạn các nhóm nước thải sau:

  • Xử lý nước thải ở khu công nghiệp tập trung;
  • Xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải;
  • Nhà máy xử lý nước thải khu công nghệ cao;
  • Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp
Xử lý nước thải công nghiệp
Hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp tập trung

2.2 Xử lý nước thải cho các nhà máy trong và ngoài khu công nghiệp.

Xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp, bao gồm các nhóm ngành sản xuất, chế biến và lắp ráp như là:

  • Xử lý nước thải dệt nhuộm
  • Xử lý nước thải dược phẩm
  • Xử lý nước thải nhà máy giấy
  • Xử lý nước thải nước giải khát
  • Xử lý nước thải sản xuất giấy
  • Xử lý nước thải sản xuất mía đường
  • Xử lý nước thải sơn
  • Xử lý nước thải thuộc da
  • Xử lý nước thải xi mạ
  • Xử lý nước thải mực in
  • Xử lý nước thải mỹ phẩm
  • Xử lý nước thải nhà máy điện
  • Xử lý nước thải nhiệt điện
  • Xử lý nước thải gạch men
  • Xử lý nước thải gia công cơ khí
  • Xử lý nước thải giặt là
  • Xử lý nước thải gỗ
  • Xử lý nước thải hóa chất tẩy rửa
  • Xử lý nước thải hóa mỹ phẩm
  • Xử lý nước thải lò hơi
  • Công nghiệp chế biến thủy sản: xử lý nước thải chế biến thủy hải sản
  • Công nghiệp cao su: xử lý nước thải sản xuất và chế biến cao su, cao su non, ….
  • Công nghiệp khai khoáng: xử lý nước thải khai khoáng; xử lý nước thải mỏ than
  • Nhóm ngành sản xuất kim loại: Xử lý nước thải kim loại; xử lý nước thải sản xuất thép; xử lý nước thải công nghiệp luyện kim
  • Xử lý nước thải làng nghề
  • Xử lý nước thải lò mổ
  • Xử lý nước thải nhà máy gỗ
  • Xử lý nước thải nhà máy nhựa
  • Xử lý nước thải nhà máy xi măng
  • Xử lý nước thải nhiễm dầu
  • Xử lý nước thải sản xuất chi tin
  • Xử lý nước thải sản xuất hạt nhựa
  • Xử lý nước thải sản xuất nước giải khát
  • Xử lý nước thải của nhà máy sản xuất nước đá

3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải trong công nghiệp

3.1 Phương pháp và công nghệ áp dụng

Việc xử lý nước thải công nghiệp đang ngày một yêu cầu cao hơn về chất lượng nước. Đòi hỏi việc áp dụng các phương pháp và công nghệ xử lý nước thải tiên tiến. Các giải pháp xử lý nước thải được tư vấn cần đáp ứng các tiêu chuẩn:

  • Công nghệ hiện đại
  • Quy trình công nghệ đơn giản
  • Hiệu quả xử lý và thu hồi cao
  • Dễ dàng nâng cấp chất lượng nước sau xử lý lên tái sử dụng hoặc không xả thải chất lỏng
  • Chi phí vận hành thấp
  • Vận hành tự động, ổn định, giám sát từ xa

Bên cạnh việc ứng dụng phương pháp xử lý nước thải công nghệ cao và hiện đại. Để xử lý sơ bộ nước thải công nghiệp, các phương pháp cơ bản như lắng, lọc, và bể điều hòa vẫn thường được ưu tiên sử dụng. Phương pháp hóa học vẫn là một phương pháp quan trọng trong quy trình công nghệ xử lý nước thải. Trong đó, các hóa chất được sử dụng để kết tủa và loại bỏ các chất ô nhiễm.

Các công nghệ xử lý nước thải nói chung và nước thải khu công nghiệp tập trung nói riêng đang ngày càng được quan tâm và phát triển. Các công nghệ này thường bao gồm việc sử dụng các thiết bị như: màng lọc, hệ thống xử lý sinh học, các hệ thống xử lý hóa học, các công nghệ bay hơi, …

Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp không chỉ giới hạn ở các quy trình trên mà còn liên tục được cải tiến và đổi mới để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường. Công nghệ và các thiết bị xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường.

3.2 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải

Xử lý nước thải công nghiệp yêu cầu quy trình đơn giản, các tiện ích về giám sát và vận hành thông minh. TVTS đề xuất một sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải công nghiệp nguy hại mà TVTS đã thực hiện năm 2019:

[sơ đồ quy trình xử lý nước thải công nghiệp] – Đang cập nhật

Đề bài thực tế:

  • Công trình: Nhà máy thu gom và xử lý chất thải công nghiệp
  • Công suất: 250 m3/ngày đêm
  • Địa điểm: Bình Dương

Chất lượng nước đầu vào: nước thải được thu gom từ các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp, nước thải sinh hoạt công nghiệp, …

Chỉ số chất lượng nước Đơn vị Giá trị đầu vào
COD mg/l ~ 10.000
TDS mg/l ~ 3.000 – 4.000
Amoni (tính theo N) mg/l ~ 300 – 400

Chất lượng nước sau xử lý:

Chỉ số chất lượng nước Đơn vị Giá trị sau xử lý
COD mg/l 75
TDS mg/l 50
Amoni (tính theo N) mg/l 5

 3.3 Thuyết minh quy trình công nghệ được thực hiện bởi TVTS

Nước thải từ bể thu gom tập trung được đưa qua hệ thống tách rác để loại bỏ rác thải còn lẫn trong nước. Sau đó, nước thải được dẫn vào bể khử Amoni và bể lắng để loại bỏ bùn thải.

Nước thải tiếp tục được đi vào bể Fenton, tại đây diễn ra quá trình xử lý hóa lý bằng cách thêm các hóa chất phù hợp. Sau đó, tiếp tục loại bỏ bùn thải tại bể lắng.

Tiếp theo, nước thải trải qua quá trình xử lý hóa lý với bể SBR, lắng tại bể lắng và lọc cát trước khi đi vào quá trình xử lý bằng màng RO. Nước thải được lọc qua hệ thống lọc thô nhằm loại bỏ rác và các loại chất rắn lơ lửng với kích thước > 10 μm.

Sau khi lọc, nước thải sẽ được Bơm áp lực cao (lên tới 60 bar) bơm vào hệ thống các mô-đun màng TSRO – ROCHEM. Nước thải qua hệ thống TSRO sẽ được phân tách thành 2 dòng. Một là dòng nước sạch và một dòng cô đặc tập hợp hầu hết các chất ô nhiễm có trong nước thải đầu vào hệ RO.

Nước sạch sau hệ thống RO được lưu trữ tại bể chứa nước sạch cho mục đích tái sử dụng hoặc thải bỏ. Dòng cô đặc được lưu trữ bể bể chứa dòng cô đặc trước khi đem đi đốt tại lò đốt chung với các loại chất thải rắn và bùn thải.

3. Thiết kế, thi công, vận hành hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tiếng anh là Industrial Wastewater Treatment System

Mô hình hệ thống xử lý nước thải công nghiệp là một cấu trúc thiết kế tổng hợp bao gồm các quy trình và thiết bị nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm và độc hại ra khỏi nước thải. Môt mô hình thông thường gồm các giai đoạn như trong quá trình xử lý nước thải ở trên.

3.1 Lợi ích của mô hình hệ thống xử lý nước thải công nghiệp công nghệ cao

  • Hiệu quả: Giúp loại bỏ hầu hết các chất ô nhiễm, đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn.
  • Bền vững: Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
  • Kinh tế: Tiết kiệm chi phí vận hành và bảo trì trong dài hạn.

Việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp đòi hỏi sự tính toán cẩn thận và chi tiết để đảm bảo hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường. Quá trình này bao gồm việc đánh giá lượng nước thải, tính chất của nước thải và lựa chọn các công nghệ xử lý phù hợp.

3.2 Phạm vi công việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải bao gồm xác định kích thước các bể lắng, bể điều hòa, bể lọc và các thiết bị xử lý khác. Ngoài ra, cần xem xét khả năng mở rộng hệ thống trong tương lai và đảm bảo an toàn vận hành. Việc thiết kế hiệu quả không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tiết kiệm chi phí vận hành và bảo trì.

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trong công nghiệp

3.3 Thi công và một số lưu ý trong quá trình thi công hệ thống xử lý nước thải

3.4 Một số hóa chất xử lý nước thải thường được sử dụng trong công nghiệp

Trong quá trình thi công và vận hành hệ thống xử lý nước thải nói chung và nước thải công nghiệp nói riêng. Việc sử dụng hóa chất là một phần quan trọng giúp loại bỏ các chất ô nhiễm và đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn an toàn. Tham khảo chi tiết hóa chất để xử lý nước thải tại “Hóa chất trong quy trình xử lý nước thải”

Một số chất có thể được kể đến như:

  • Chất keo tụ (Coagulants);
  • Phèn nhôm (Aluminum Sulfate);
  • Sắt clorua (Ferric Chloride);
  • Chất trợ keo tụ (Flocculants);
  • Polyacrylamide (PAM);
  • Chất oxy hóa (Oxidizing Agents);
  • Chlorine (Cl2);
  • Ozone (O3);
  • Chất khử trùng (Disinfectants);
  • Hydrogen Peroxide (H2O2);
  • Axit sulfuric (H2SO4);
  • NaOH (Natri hydroxide);
  • Natri Sulfua (Na2S); …
Xử lý nước thải công nghiệp
Thử nghiệm nồng độ hóa chất phù hợp cho vận hành hệ thống xử lý nước thải

Ngoài việc sử dụng các hóa chất, vi sinh xử lý nước thải cũng đóng vai trò quan trọng. Các vi sinh vật này giúp phân hủy các chất hữu cơ, giảm tải lượng ô nhiễm và tăng hiệu quả xử lý sinh học. Việc kết hợp sử dụng hóa chất và vi sinh giúp tối ưu hóa quy trình xử lý, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt chất lượng cao nhất.

4. Dịch vụ tổng thầu EPC – xử lý nước và nước thải uy tín bởi TVTS

Dịch vụ tổng thầu EPC xử lý nước thải cung cấp bởi TVTS được thực hiện tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ hầu hết các thành phố lớn, đến khắp cả nước Việt Nam và các quốc gia lân cận. Với hệ thống chi nhánh, đối tác và dự án rộng khắp. Cho phép chúng tôi luôn đáp ứng được các yêu cầu từ phía khách hàng một cách nhanh nhất và tốt nhất. Như là:

  • Yêu cầu tư vấn, giải pháp xử lý nước và nước thải.
  • Khảo sát đánh giá, thực trạng dự án.
  • Lập dự toán, báo giá hệ thống xử lý nước thải trong công nghiệp.
  • Chạy thử nghiệm công nghệ tại nhà máy của khách hàng
  • Và còn nhiều hơn nữa, ….
Xử lý nước thải công nghiệp
TVTS tổng thầu EPC xử lý nước thải công nghiệp uy tín tại Việt Nam

Có thể bạn quan tâm:

Bản vẽ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp cơ bản pdf

Danh mục tài liệu xử lý nước và nước thải

Tin tức Xử lý nước thải công nghiệp

Một số dự án mà chúng tôi đã và đang thực hiện