Quy trình về xử lý chất thải nguy hại và nước thải nguy hại được quản lý rất nghiêm ngặt và khắt khe. Để hiểu hơn về chất thải nguy hại là gì? Làm sao để nhận diện và phân loại chất thải đúng cách? Và quy trình xử lý chất thải, nước thải nguy hại trong công nghiệp như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chủ đề này trong bài biết sau đây nhé!

1. Chất thải nguy hại và những điều cần lưu ý về chất thải nguy hại

1.1 Chất thải nguy hại là gì?

Chất thải nguy hại là chất thải có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường. Chúng có chứa các thành phần độc hại, chất phóng xạ, mầm bệnh có khả năng lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. (Tham khảo theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, tại khoản 18 và 20, Điều 3)

Chất thải nguy hại có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác. Chất thải này được sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, chế tạo, lắp ráp, ….

1.2 Quy định về vận chuyển, lưu trữ và xử lý chất thải nguy hại

Các quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam được tuân thủ theo quy định tại Điều 83, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.

1.3 Cách thức vận chuyển chất thải nguy hại

Khi vận chuyển chất thải nguy hại phải được chứa trong thiết bị, bồn bể và vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng. Di chuyển an toàn từ khu vực tạo ra chất thải đến cơ sở xử lý chất thải nguy hại.

Bên cạnh đó, phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải được lắp đặt thiết bị định vị; di chuyển theo đúng tuyến đường và thời gian theo quy định.

1.4 Quy định về đơn vị, đối tượng vận chuyển chất thải nguy hại

Các cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm vận chuyển chất thải nguy hại yêu cầu phải có:

–  Phương tiện vận chuyển chuyên dụng.

– Thiết bị thu gom, đóng gói, bốc xếp phù hợp với yêu cầu kỹ thuật tại các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng.

1.5 Quy định và hướng dẫn về quản lý lưu giữ chất thải nguy hại

– Mỗi loại chất thải phải được lưu giữ riêng theo loại đã được nghiên cứu và quy định.

– Chất thải nguy hại phải được để riêng biệt, có dụng cụ lưu trữ phù hợp. Không để lẫn với chất thải khác.

– Không đốt hay tự xử lý chất thải làm phát khói, tán bụi hay làm rò rỉ chất lỏng nguy hại ra môi trường xung quanh.

– Việc lưu trữ được tiến hành trong một khoảng thời gian phù hợp với quy định của pháp luật.

1.6 Một số lưu ý về xử lý chất thải nguy hại theo quy định của nhà nước Việt Nam

Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp và đáp ứng quy định theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, tại khoản 1, Điều 84. Các cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng một số các yêu cầu, như là:

– Được cấp phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền về khu vực đặt nhà máy, tuyến đường di chuyển, quy trình công nghệ và phương pháp xử lý.

– Bảo đảm vận hành an toàn về môi trường theo quy định.

– Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định bởi hội đồng thẩm định chuyên trách. Khuyến khích ứng dụng các công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường, công nghệ xử lý kết hợp với tái sử dụng, tái tạo năng lượng.

– Có giấy phép môi trường.

– Nhân sự phụ trách được đào tạo bài bản, có bằng cấp chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực tương đương. Có chứng chỉ giám sát và quản lý xử lý chất thải theo quy định của pháp luật.

– Quy trình vận hành hệ thống xử lý chất thải nguy hại đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và PCCC. Các công nghệ, thiết bị, phương tiện phù hợp.

– Lập kế hoạch quản lý an toàn vệ sinh môi trường, bao gồm: (1) Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; (2) An toàn lao động, vệ sinh lao động; (3) Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; (4) Đào tạo, tập huấn định kỳ; (5) Giám sát ô nhiễm môi trường; (6) Đánh giá hiệu quả xử lý; (7) Phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường, hồi phục cảnh quan sau sử dụng.

– Ký quỹ bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, tại Điều 137 đối với trường hợp đơn vị quản lý chất thải nguy hại có bãi chôn lấp.

2. Tổng quan về nước thải nguy hại

2.1 Nước thải nguy hại là gì?

Nước thải nguy hại là chất thải nguy hại ở thể lỏng hoặc bán lỏng. Chúng được sinh ra từ quá trình sản xuất kinh doanh có sử dụng các chất độc hại. Gồm có:

  • Sản xuất cao su
  • Hàn, xi mạ, kim loại
  • Sản xuất ô tô
  • Sản xuất bo mạch điện tử
  • Hóa chất
  • Dầu và mỡ
  • Dung môi
  • Phế thải y tế
  • Pin và ắc quy
  • Chất thải phóng xạ, …
Xử lý nước thải khó - nguy hại
Hình ảnh nước thải công nghiệp nguy hại.

2.2 Quy định về xử lý nước thải nguy hại

Quy định về quản lý, xử lý và đánh giá chất lượng nước thải nguy hại tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp – QCVN 40:2011 BTNMT. Bên cạnh đó, cần tuân theo các quy định khác tại địa phương, sở tài nguyên môi trường quản lý khu vực nhà máy xử lý nước thải nguy hại hoạt động.

3. Các phương pháp xử lý nước thải nguy hại phổ biến hiện nay

Một số phương pháp xử lý nước thải nguy hại phổ biến hiện nay như là:

  • Phương pháp đốt chất thải, nước thải nguy hại: Phương pháp này hiện phù hợp với chất thải hơn nước thải.
  • Phương pháp chôn lấp: phương pháp này được thực hiện từ rất lâu đời, khá phổ biến và mang lại nhiều hiệu quả. Tuy nhiên, quỹ đất đang dần cạn kiệt, quá trình chôn lấp sản sinh ra nước thải nguy hại. Nước thải này thuộc loại khó xử lý và cần một quy trình xử lý phức tạp.
  • Phương pháp màng lọc vật lý: sử dụng màng thẩm thấu ngược RO cho xử lý nước thải nguy hại. Phương pháp xử lý cho ra dòng nước sạch đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định. Tuy nhiên cũng sinh ra một sản phẩm cần tiếp tục xử lý đó là dòng cô đặc sau RO. Dòng nước này có nồng độ chất rất cao, thông thường được mang đi chôn lấp, đốt hoặc sử dụng công nghệ bay hơi để xử lý.
  • Phương pháp bay hơi: Phương pháp mang lại hiệu quả xử lý cao nhưng chi phí đầu tư ban đầu lớn.

4. Quy trình xử lý nước thải công nghiệp nguy hại

Dựa vào kinh nghiệm đã hoàn thiện nhiều dự án xử lý nước thải nguy hại, nước thải loại khó tại Việt Nam. Chúng tôi đề xuất đến bạn đọc tham khảo quy trình công nghệ xử lý nước thải công nghiệp nguy hại được ứng dụng tại nhà máy Ngôi Sao Xanh. Nhà máy xử lý chất thải nguy hại lớn nhất miền Bắc, Việt Nam.

4.1 Sơ đồ khối quy trình công nghệ

Xử lý nước thải công nghiệp nguy hại
Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải công nghiệp nguy hại.

4.2 Mô tả sơ đồi khối quy trình công nghệ

4.2.1 Tiền xử lý nước thải

Nước thải axit có pH thấp, kim loại và nước thải bazo có pH cao (và cặn) gọi chung là nước thải nhóm 1. Nhóm 1 được xử lý bằng cách điều chỉnh pH, sau đó xử lý bằng keo tụ tạo bông.

Nước thải chứa các dung dịch tẩy rữa và hóa chất hữu cơ, vô cơ và nước thải nhiễm sơn gọi chung là nhóm 2. Nhóm 2 xử lý bằng quá trình oxy hóa bậc cao Fenton để phản hủy các hợp chất hữu cơ thành các dạng có thể xử lý bằng quá trình keo tụ tạo bông và RO.

Nước thải nhiễm dầu mỡ (nhóm 3) tách riêng xăng dầu bằng hệ thống tách dầu mỡ Unicell, sau đó xử lý tương tự như nhóm 2.

Phan tich va thu nghiem phuong phap xu ly nuoc thai phu hop
Phân tích và thử nghiệm phương pháp xử lý nước thải phù hợp.

4.2.2 Xử lý bằng phương pháp keo tụ tạo bông

Tất cả các loại nước thải sau khi đã qua công đoạn xử lý sơ bộ sẽ về Bể đầu vào MNC (T – 07). Cảm biến đo mực nước của Bể đầu vào hệ MNC sẽ điều khiển vận hành. Bơm cấp nước thải hệ MNC cấp nước thải tới hệ thống keo tụ tạo bông kết hợp lắng DAF MNC6.

4.2.3 Xử lý bằng công nghệ màng lọc RO Rochem

Nước thải từ Bể trung gian sẽ được bơm vào hệ thống lọc cát và lọc tinh. Nhằm loại bỏ rác và các loại chất rắn lơ lửng với kích thước > 10 μm. Sau đó được đưa vào hệ thống PFRO ROCHEM bằng Bơm cao áp.

Nước thải khi sau khi được xử lý bằng màng RO sẽ được phân tách thành 2 dòng. Một là dòng nước sạch được thấm qua màng RO đã loại bỏ các thành phần ô nhiễm. Dòng còn lại là dòng cô đặc tập hợp hầu hết các chất ô nhiễm có trong nước thải đầu vào.

Nước sạch sau hệ thống PFRO được kiểm soát chất lượng liên tục bằng thiết bị đo nồng độ chất rắn hòa tan. Và được lưu trữ tại bể chứa nước sạch cho mục đích tái sử dụng hoặc thải bỏ.

Xử lý nước thải khó
Công nghệ RO ROCHEM trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp khó xử lý.

Dòng cô đặc được lưu trữ bể bể chứa dòng cô đặc. Sau đó được đem đi đốt tại lò đốt chung với các loại chất thải rắn và bùn thải.

4.2.4 Xử lý bùn hóa lý

Bùn thải được bơm bùn đưa vào máy ép bùn khung bản. Bùn sau khi được cô đặc đạt độ ẩm 60- 70%. Nước sau khi tách được thu gom đưa về bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải.

4.2.5 Kết quả xử lý của quy trình công nghệ

Nước sạch sau xử lý luôn đạt tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT loại A. Ngay cả khi chất lượng nước thải đầu vào thay đổi liên tục.

Hệ thống có khả năng chịu tải khi vượt lưu lượng nước thải đầu vào có thể lên tới 20%. Có thể tiếp nhận nguồn nước thải đầu vào với thành phần ô nhiễm cao hơn 1.5 lần.

Nước sạch sau Xử lý nước thải khó
Nước sạch thu được sau quy trình xử lý nước thải.

4.4 Lợi thế của công nghệ màng được ứng dụng trong quy trình xử lý nước thải nguy hại

4.4.1 Điểm mạnh của công nghệ màng RO trong xử lý nước thải nguy hại.

Hệ thống Mô-đun màng RO được cung cấp bởi TVTS, được thiết kế dựa trên công nghệ màng khung đĩa. Đây là hệ thống lọc bằng màng RO với thiết kênh mở. Cho phép hệ thống phân tách các dòng thải có COD, BOD rất cao mà không gặp phải các vấn đề tắc nghẽn như các hệ thống lọc bằng màng RO thông thường.

4.4.1.1 Ứng dụng cho xử lý nước thải

Hầu hết các hệ thống màng RO Rochem đang được ứng dụng để xử lý triệt để nước thải có chứa hàm lượng cao COD, BOD, Nitơ, Amoni …. Ứng dụng cho các ngành công nghiệp như Bãi chôn lấp, Chưng cất, Dược phẩm, Dệt nhuộm, Sản xuất thuốc trừ sâu, Xử lý chất thải hoá chất, Hạt nhân…

Tính khả thi của mô-đun màng khung – đĩa cũng chiếm ưu thế hơn các phương pháp khác như bốc hơi và xử lý thứ cấp.

4.4.1.2 Những lợi thế cơ bản của công nghệ màng RO Rochem

  • Hạn chế tắc nghẽn.
  • Công nghệ đã được chứng minh hiệu quả trên toàn thế giới.
  • Có thể xử lý các loại nước thải có chứa hàm lượng COD, BOD, Nitơ, Amoni rất cao.
  • Bảo đảm chi phí vận hành tối ưu, tổng chi phí vận hành cho toàn vòng đời sản phẩm thấp.
  • Bảo đảm tuổi thọ màng lâu dài.
Xử lý nước thải khó – nguy hại
Công nghệ màng RO tại TVTS – ứng dụng trong xử lý nước thải khó xử lý

4.4.2 Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải nguy hại được cung cấp bởi TVTS.

4.4.2.1 Vận hành và bảo trì đơn giản

Hệ thống được thiết kế với tính tự động hóa cao. Quy trình đơn giản và hiệu quả, tối ưu cho quá trình vận hành cũng như bảo trì sửa chữa.

Hệ thống có khả năng vận hành dạng mẻ, với thời gian vận hành linh động. Có thể tạm ngưng hệ thống khi đã xử lý hết nguồn nước thải đầu vào. Và khởi động lại nhanh chóng ngay khi có nguồn nước thải mới được tiếp nhận cần xử lý.

Chất lượng thiết bị rất cao, hầu hết theo tiêu chuẩn EU – G7. Một số hạng mục quan trọng được thi công hoàn toàn ở nước ngoài theo tiêu chuẩn châu Âu. Từ đó hạn chế rủi ro về sự cố khi vận hành, hư hỏng thiết bị, ….

4.4.2.2 Thiết kế linh hoạt

Toàn bộ hệ thống được thiết kế kiểu mô-đun linh hoạt. Giúp xử lý nhiểu loại nước thải khác nhau trong cùng một thời điểm mà vẫn đảm bảo hiệu quả tối đa. Ngoài ra thiết kế kiểu mô-đun giúp dễ dàng tiếp nhận thêm các nguồn chất thải khác ngoài thiết kế ban đầu. Từ đó mở rộng kích thước bồn bể, nâng cấp công suất hệ thống và di dời hệ thống đến vị trí mới một cách dễ dàng.

Toàn bộ hệ thống xử lý nước thải được thiết kế để có thể vận hành dạng mẻ hoặc liên tục. Với lưu lượng thấp hoặc đầy tải: từ 15 m3/ngày đến 2000m3/ngày . Hệ thống được thiết kế để vận hành trong 20 giờ. Có 2 giờ dự phòng và 2 giờ để cho các hoạt động tẩy rửa màng, bảo trì & sửa chữa.

4.4.2.3 Tiết kiệm diện tích

Hệ thống module nhỏ gọn giúp tiết kiệm từ 30-40% diện tích so với phương án xử lý truyền thống.

5. TVTS tư vấn giải pháp, thiết kế thi công hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nguy hại.

Sau khi bàn giao sản phẩm cho khách hàng, trong năm đầu vận hành hệ thống. TVTS sẽ cung cấp các hoạt động hỗ trợ trên căn bản khi chủ đầu tư có yêu cầu. Đội ngũ nhân viên của TVTS  luôn sẵn sàng hỗ trợ qua điện thoại, fax, qua mail khi quá trình vận hành hệ thống gặp trục trặc.

Trong trường hợp cần thiết kỹ thuật viên của TVTS sẽ có mặt trực tiếp tại công trường để xử lý các sự cố xảy ra. Đồng thời sẽ hướng dẫn, đào tạo nhân viên của nhà máy cách khắc phục sự cố đó.  TVTS  đã thiết lập một chương trình bảo hành rất phù hợp với khách hàng.

Nội dung bảo hành của TVTS

Trân trọng kính chào và mong được hợp tác cùng quý khách hàng trong thời gian tới!

Bài viết có sự tham khảo các tài liệu nghiên cứu khoa học của các thạc sĩ, kỹ sư đang làm việc tại TVTS; Trang báo khoa học và Pháp luật; Biên bản kiểm nghiệm kết quả thực tế tại các dự án mà TVTS đã thực hiện.

Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải từ thiết kế đến thực tế

TVTS là công ty hàng đầu trong việc cung cấp các giải pháp xử lý nước thải nguy hại với hiệu quả cao.

Liên hệ với chúng tôi
Một số dự án mà chúng tôi đã và đang thực hiện